Yếu tố nguồn nhân lực thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.5. Yếu tố nguồn nhân lực thực hiện

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong bản thân của từng cá nhân con người. Theo đó, nguồn nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. Trong quản lý nhà nước về người có cơng, nguồn nhân lực chính là cơng tác cán bộ, là đội ngũ cán bộ thực hiện công tác pháp luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng.

Cơng tác cán bộ thực hiện pháp luật đối với người có cơng là tổng thể các biện pháp của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đồn thể. Đội ngũ thực hiện

30

cơng tác pháp luật về người có cơng là một bộ máy từ cấp trung ương đến địa phương. Tại cấp trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người có cơng. Theo đó là các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các địa phương. Những người thực hiện pháp luật về người có cơng cần là những người nắm rõ pháp luật về người có cơng, đồng thời cũng nhận thức rõ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tình trạng của người có cơng.

Trước hết, đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về người có cơng cần nắm rõ chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật về người có cơng. Từ đó, đội ngũ này mới có thể thực hiện tốt, đưa các chính sách này vào thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó, các cán bộ cũng cần là những người có tâm, hiểu rõ lịch sử, truyền thống quý báu uống nước nhớ nguồn để thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa với những người có cơng một cách thấu tình đạt lý nhất. Hơn nữa, những cán bộ này là những người hiểu rõ tình hình địa phương, tình trạng người có cơng tại địa phương để có thể đưa ra các hướng thực hiện, những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm đảm bảo sự quan tâm, quyền lợi đối với người có cơng tại địa phương đó một cách tồn diện.

Nhìn chung, đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước về pháp luật đối với người có cơng phải là những con người có kiến thức, có đạo đức, nắm rõ tình hình thực tiễn. Có như thế, pháp luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng mới có thể được kiện tồn, người có cơng mới có thể nhận được đầy đủ các quyền lợi cũng như nghĩa vụ pháp luật và an sinh xã hội đã đề ra. Yếu tố con người – cán bộ thực hiện luôn là yếu tố “tế bào” cho tất cả các hoạt động pháp luật nói chung và pháp luật về người có cơng nói riêng.

31

Tiểu kết chương 1

Pháp luật người có cơng là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện các ưu đãi xã hội với một nhóm người cụ thể – những người được xác định là những người có cơng. Hay, chính sách ưu đãi người có cơng là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có cơng và gia đình họ. Chính sách này vừa thể hiện tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, vừa thể hiện được vai trò của nhà nước vào các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như những người có cơng với cách mạng bởi những đặc điểm về tâm sinh lý và sức khỏe của nhóm đối tượng này.

Pháp luật người có cơng là cơng cụ quan trọng trong quản lý xã hội của lĩnh vực chính sách cơng. Thực hiện chính sách cơng là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về người có cơng đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể nhằm thực hiện tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về người có cơng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về người có cơng đảm bảo quyền con người của người có cơng và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

Thực hiện chính sách người có cơng ở một tỉnh, địa phương đòi hỏi thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực để thực hiện pháp luật người có cơng hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về pháp luật người có cơng là những cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực hiện pháp luật đối với người có cơng tại một địa phương cụ thể, điển hình (thành phố Cao Bằng) ở chương 2.

32

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Cao Bằng

Đây là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc – Bắc Bộ tại Việt Nam. Tỉnh này tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Đơng Bắc giáp các khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh có đặc điểm gồm cao ngun đá vơi xen lẫn núi đất. Diện tích đất tự nhiên vào khoảng 6.690,72 km2, có độ cao trung bình trên 200 m, đặc biệt, vùng sát biên có độ cao từ 600 đến 1300 m so với mặt nước biển. Tồn tỉnh có đến 90% là rừng núi, hình thành nên ba vùng riêng biệt, gồm có: (1) miền Đơng có nhiều núi đá, (2) miền Tây có nhiều núi đất xen núi đá, và (3) miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Hai con sông lớn trên địa bàn tỉnh bao gồm sông Gâm – phía Tây, sơng Bằng Giang – vùng trung tâm và phía Đơng, cùng với các con sơng khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sơng Neo và sơng Hiến. Địa hình tỉnh Cao Bằng bị chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ những con sông, suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn.

Cao Bằng là một trong những tỉnh thành có khí hậu trong lành và ít ơ nhiễm nhất Việt Nam với đa số diện tích Cao Bằng được che bởi rừng. Khí hậu ở Cao Bằng ơn hịa và dễ chịu. Nơi đây có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt khơng khí lạnh bắt nguồn từ phía bắc. Mùa đơng, tỉnh này có điều kiện khí hậu gần giống với

33

vùng ơn đới, nhiệt độ chưa bao giờ xuống thấp quá 0 độ C (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện). Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 30-32 độ C. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt.

Cao Bằng nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng gồm: tuyến đường quốc lộ 3, quốc lộ 4. Các đường biên giới dài là nền tảng cho việc phát triển thương mại và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nói tóm lại, tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi có địa hình khá đa dạng, phức tạp. Sự phức tạp này tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, thúc đẩy Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng và vật nuôi cũng như phát triển buôn bán, giao lưu trong và ngoài nước. Mặc khác, các đặc điểm địa hình này cũng mang lại những ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc phát triển kinh tế và đảm bảo các yêu cầu an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách xã hội ưu đãi đối với người có cơng.

Thành phố Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính của tỉnh Cao Bằng, có vị trí địa lý gần như nằm giữa trung tâm địa lý của Tỉnh. Thành phố Cao Bằng tiếp giáp với: phía nam giáp huyện Thạch An, các phía cịn lại giáp huyện Hịa An. Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 280 km, cách cửa khẩu quốc tế Tà Lùng khoảng 60km về phía tây bắc, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao thương với các huyện trong tỉnh và các tỉnh vùng Đông Bắc bộ qua Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4.

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, đặc trưng cho các điều kiện tự nhiên của tỉnh Cao Bằng. Nơi đây nằm ở độ cao trung bình khoảng 200m, có địa hình dạng lịng máng thuộc hợp lưu của hai con sơng là sơng Bằng và sơng Hiến. Địa hình thành phố khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân chia thành hai khu vực:

(1) Khu vực cũ có độ cao trung bình từ 180 đến 190m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sơng với độ dốc khoảng 0,008-0,01;

34

(2) Khu vực mở rộng bao gồm các khu vực xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có độ cao trung bình từ 200 đến 250m, có độ dốc từ 10 đến 30%. Diện tích của thành phố Cao Bằng là 107,6281 km2.

Thành phố Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu. Mặt khác, do các đặc điểm địa hình và độ cao, khí hậu nơi đây mang đặc trưng của dạng khí hậu miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Điều kiện khí hậu thành phố Cao Bằng thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày trong năm. Tuy nhiên, các hình thái mưa lũ, lở đất hay khơ hạn đều khiến kinh tế nơng nghiệp chịu ảnh hưởng khơng nhỏ.

Có thể nói, các điều kiện tự nhiên có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng. Là một thành phố mang đặc trưng đô thị miền núi, sức phát triển kinh tế được duy trì ở mức chưa cao sẽ dẫn đến các vấn đề về an sinh xã hội chưa được đảm bảo, đặc biệt là pháp luật ưu đãi xã hội – chính sách cần nguồn cung khá lớn.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Về kinh tế và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí từ 58/63 tỉnh thành trên cả nước. Nơi đây là trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc. Nằm trong sự phát triển kinh tế của cả tỉnh Cao Bằng, thành phố Cao Bằng là một địa phương có kinh tế đơ thị miền núi. Do đó, sức phát triển kinh tế xã hội của địa phương này có những thuận lợi bên cạnh những khó khăn.

Thứ nhất, Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thơng thương với Trung Quốc tạo

thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và cặp chợ đường biên là các lợi thế phát triển kinh tế của Cao Bằng. Kinh tế cửa khẩu là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh.

35

Thứ hai, Cao Bằng cịn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa

dạng, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Đây là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động công nghiệp. Kinh tế cơng nghiệp thành phố Cao Bằng có hai trụ cột chính là cơng nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và dịch vụ, nhằm tạo nên cơ cấu vững chắc theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp sau năm 2020.

Thứ ba, Cao Bằng cũng có đặc điểm có thể phát triển nơng – lâm nghiệp

mạnh mẽ. Đất nơng – lâm nghiệp cịn nhiều tiềm năng chưa khai thác, đất vườn phức tạp còn nhiều, khả năng thâm canh, tăng vụ cịn lớn. Giá trị kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Cao Bằng nhận được nhiều thuận lợi từ phát triển kinh tế nông nghiệp bằng công nghệ cao.

Thứ tư, Cao Bằng, tiếp đó, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự

nhiên và nhân văn với các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hàng như di tích Pác Bó, Lam Sơn… Nơi đây là vùng đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng, bất khuất kiên cường, là cái nôi sinh thành cho nền tảng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến. Hơn nữa, địa hình và khí hậu đặc trưng của miền núi cùng với sự hùng vĩ, cảnh đẹp của núi rừng tạo nên những tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ.

Nhìn chung, thành phố Cao Bằng nằm trong nền kinh tế cả tỉnh Cao Bằng, có đặc điểm kinh tế của một vùng miền núi biên giới. Sự tiếp giáp về địa lý tạo ra những thương vụ mua bán quốc tế phát triển, các điều kiện tự nhiên, xã hội lịch sử mang đến nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng các vấn đề về khai thác khống sản, cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ tại đây còn phát triển chậm so với các tiềm năng mà địa phương này có được.

2.1.1.3. Đặc điểm xã hội

Cao Bằng là một thành phố trực thuộc Tỉnh. Thành phố Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III (tháng 10 năm 2010). Thành phố nằm trong 10 đơn vị hành chính cấp thành phố, huyện của tỉnh Cao Bằng. Thành phố Cao

36

Bằng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm có 8 phường và 3 xã. 8 phường bao gồm: Đề Thám, Duyệt Trung, Hịa Chung, Hợp Giang, Ngọc Xn, Sơng Bằng, Sơng Hiến, Tân Giang. 3 xã gồm có: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.

Dân số thành phố Cao Bằng vào khoảng 73.549 người (Ng̀n: Theo kết quả tồn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục thống kê),

mật độ dân số là 784 người/ km2. Trong đó, có 84% dân số thành thị và 16% dân số nơng thơn. Các dân tộc gồm có người Tày và người Kinh.

Về cơ sở hạ tầng, toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 1.671,57 km đường giao thơng, chất lượng đường bộ cịn thấp. Đến năm 2019, 100% có đường ơ tơ và điện lưới quốc gia. Mạng lưới bưu chính viễn thơng của tồn tỉnh cịn thấp, tính đến năm 2002, tổng số lượng bưu cục và dịch vụ là 35 đơn vị. Nhưng đến năm 2019, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động. Với hệ thống cấp nước sinh hoạt, năm 2019, thành phố đã cấp nước sinh hoạt cho khoảng 90% dân số nông thôn. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, mở rộng, phát triển, đặc biệt là ở các khu kinh tế cửa khẩu, các điểm du lịch. Số thầy thuốc có 870 người, trung bình trên 1 vạn dân có 15 Y, Bác sỹ. 100% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng).

Ngồi ra, Cao Bằng là một địa phương có bề dày lịch sử lâu đời, giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương ở phía Bắc của Việt Nam. Tình hình chính trị ổn định, quốc phịng – an ninh được giữ vững và tăng cường.

Nhìn chung, về cơ bản, Cao Bằng là một thành phố đơ thị cịn nghèo, quy mơ nền kinh tế - xã hội còn nhỏ. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu còn nhiều hạn chế. Những đặc điểm này khiến các chính sách ưu đãi với người có của thành phố Cao Bằng gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng nằm trong tổng thể nền kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh Cao Bằng đạt

37

trên 7%/ năm (giai đoạn 2011-2019). Năm 2020, GRDP ước tăng 4,76%. Cơ cấu ngành gồm có: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,93% (riêng công nghiệp chiếm 8,58%); khu vực dịch vụ chiếm 55,32%. GRDP đầu người đạt 36,5 triệu đồng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng và

Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng).

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w