7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế – xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế – xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp
29
luật của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Nhìn chung, mỗi quốc gia trong từng thời kỳ có các điều kiện kinh tế khác nhau để thực hiện hoạch định chính sách xã hội ưu đãi khác nhau. Pháp luật ưu đãi xã hội là một hình ảnh phản chiếu trong sự thích ứng với tiềm lực kinh tế. Các vấn đề kinh tế và an sinh xã hội cần được giải quyết một cách cân bằng. Có như thế, hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng nói riêng và hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam nói chung mới có khả năng duy trì và phát triển bền vững.