7. Kết cấu của luận văn
2.3 Đánh giá chung thực trạng thực hiện pháp luật đối với người có cơng
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Các hạn chế, nhược điểm của hoạt động thực hiện pháp luật đối với người có cơng có nguồn gốc từ một số các nguyên nhân sau:
Trước hết, hệ thống văn bản pháp luật về người có cơng là một hệ thống
lớn với rất nhiều các văn bản, nghị định, nghị quyết. Việc này địi hỏi tính hệ thống hóa cao của các văn bản mà nhà nước đưa ra. Các văn bản hướng dẫn thi hành thường chồng chéo, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc xác định đối tượng người có cơng được dựa trên các giấy tờ tùy thân được chứng nhận
54
hoặc những người đã cùng tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Các giấy tờ tùy thân này có thể đã bị mất hoặc cháy qua thời gian. Hay, những người đồng chí cùng hoạt động cách mạng của người có cơng đã chết. Đây chính là những khó khăn trong việc căn cứ xác định người có cơng với cách mạng. Hơn nữa, từ các hệ thống văn bản pháp luật, hạn chế trong các quy định xác định người có cơng thường bị giới hạn với các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn người đã tham gia kháng chiến có giấy chứng nhận cụ thể về khoảng thời gian và địa điểm Mỹ rải chất độc hóa học nhưng lại khơng nằm trong danh sách các loại bệnh gặp phải do pháp luật quy định khi bị nhiễm chất độc hóa học. Nhóm người này không được xác định là những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Thứ hai, nguồn nhân lực luôn là vấn đề then chốt của mọi hoạt động
quản lý nhà nước. Các cán bộ, công chức thực hiện cơng tác người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng tuy đã được đầu tư về chuyên môn và chất lượng hoạt động nhưng các cán bộ, công thức thực hiện công tác này thường là những cán bộ, cơng chức kiêm nhiệm, khơng có chun mơn sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc thực hiện cơng tác rà sốt văn bản quy phạm pháp luật cũng như thực thi pháp luật về ưu đãi người có cơng. Khối lượng công việc của những cán bộ, công chức này do còn kiêm nhiệm nên thường lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu thường xuyên, liên tục, đi sâu đi sát với người dân, đặc biệt là người có cơng.
Thứ ba, do đặc điểm địa hình và kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng
khá phức tạp với nhiều địa hình, mang đặc trưng của đơ thị miền núi, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, thời gian rà sốt tăng lên. Hơn nữa, số lượng người có cơng tại thành phố Cao Bằng là khá lớn. Để có thể đi sâu, thực hiện kịp thời, đúng đắn các chế độ chính sách người có cơng, chính quyền thành phố cần có những cán bộ chun mơn thực địa, bám sát dân cư.
Thứ tư, nguồn kinh phí của quỹ đền ơn, đáp nghĩa với người có cơng của
thành phố cịn nhiều hạn chế. Kinh tế của thành phố Cao Bằng cịn mang tính
55
chất của một đơ thị nghèo, nên nguồn thu phục vụ cơng tác an sinh xã hội nói chung và quỹ đền ơn, đáp nghĩa nói riêng cịn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, các quỹ này chủ yếu do nhà nước xây dựng và thực hiện, chưa có sự tham gia nhiều của các tổ chức, cá nhân.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật
người có cơng tuy thường xun được thực hiện nhưng chưa có biện pháp khắc phục các nhược điểm hiệu quả. Thiếu các văn bản báo cáo rõ ràng, minh bạch việc thực hiện ưu đãi người có cơng qua các năm và các thời kỳ.
Nhìn chung, từ việc nắm bắt và nhìn nhận được nguyên nhân của một vấn đề nào đó, những người trong cuộc và các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực đó cần đẩy mạng những cơng trình, nghiên cứu, những bản báo cáo xây dựng và đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu, phương hướng và quan niệm đúng đắn giúp giải quyết triệt để các nguyên nhân và các hạn chế đã và đang có.
56
Tiểu kết chương 2
Thành phố Cao Bằng là một đô thị mang đặc trưng của miền núi. Thành phố Cao Bằng nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung là căn cứ địa cách mạng đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Nơi đây có địa thế, khí hậu mang tính lịch sử cách mạng và những tiềm năng phát triển của địa phương.
Người có cơng với cách mạng tại thành phố Cao Bằng có số lượng lớn, thuộc nhiều nhóm đối tượng người có cơng khác nhau và những công lao to lớn đối với xã hội và đất nước ngay từ những ngày đầu của các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách ưu đãi người có cơng trên địa bàn thành phố, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan địa phương từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã, phường đã được xây dựng. Với một quy mô “chân rết” như vậy, hoạt động thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc: xác định và phân nhóm các đối tượng người có cơng, xây dựng các chế độ chính sách đối với người có cơng theo hướng dẫn của Đảng và Nhà nước và dựa trên tình hình thực tế trên địa bàn thành phố; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục rộng rãi các chính sách này đến mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết các khiếu nại của người dân có liên quan đến chính sách người có cơng một cách nhanh chóng, kịp thời... Tuy nhiên, hoạt động thực hiện chính sách người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng cũng gặp khơng ít những hạn chế về hệ thống pháp luật, việc xác định các đối tượng người có cơng và thực hiện các chế độ ưu đãi đối với họ chưa kịp thời, thống nhất và đi sâu vào thực tế đời sống của người có cơng.
Thực trạng thực hiện pháp luật đối với người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng chính là cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thực hiện pháp luật đối với người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ được trình bày ở Chương 3.
57
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI