Cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu Trần Ngọc Trâm_EMBA6B (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

1.4 Chức năng và quy trình quản trị chất lượng hàng hóa

1.4.1.5 Cải tiến chất lượng

Theo ISO 9000:2005, cải tiến chất lượng là toàn bộ các hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm thu hẹp dần kỳ vọng của khách hàng vào sản phẩm với chất lượng sản phẩm thực tế, từng bước thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn.

Nhiệm vụ của cải tiến chất lượng là:

- Phát triển sản phẩm mới, thay đổi và cập nhật công nghệ mới để áp dụng vào hoạt động cơng ty

- Giảm thiểu chi phí cho sự sai sót.

- Khắc phục, kiểm sốt lỗi, hư hỏng, khuyết tật.

- Đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

- Cải tiến chất lượng là một quá trình được thực hiện nhiều bước. Theo Bob Galvin (1980), giám đốc điều hành Motorola, đã phát triển phương pháp 6 sigma trong điều hành hoạt động doanh nghiệp và cải tiến chất lượng. Theo đó, cách thức

31

để cải tiến sản phẩm là tổng hợp các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc và tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện cơng việc mà khơng có sự sai sót.

Để thực hiện cải tiến chất lượng hiệu quả, có nhiều phương pháp tiếp cận phù hợp, thông thường gồm các bước:

- Xác định (Define): làm rõ các yêu cầu, các đặc tính quan trọng về chất lượng cần thiết phải theo dõi. Các yêu cầu này có thể là các giới hạn quy chuẩn kỹ thuật, mức độ khuyết tật, hư lỗi, các yêu cầu riêng từ khách hàng, các quy định của pháp luật,…

- Đo lường (Measure): ghi nhận dữ liệu chỉ số khuyết tật, sai hỏng xảy ra trong một lượng sản phẩm làm ra và xác định đích đến là tỷ lệ phần trăm khuyết tật được giảm xuống đến một con số cụ thể. Do đó, cần phải chuyển các yêu cầu cụ thể thành các thông số đo lường, cách thức xác định.

- Phân tích (Analyze): phân tích và đánh giá các nguyên nhân tác động vào quá trình và tìm ra các điểm trọng yếu, loại trừ các điểm ít tác động đến kết quả để tập trung cải tiến.

- Cải tiến (Improve): thiết kế và triển khai các giải pháp cải tiến nhằm loại trừ các điểm bất hợp lý, các nguyên nhân gây ra lỗi. Khi tiến hành cải tiến cần làm thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả cải tiến xem đã đạt được mục tiêu hay chưa.

- Kiểm soát (Control): triển khai các kết quả đánh giá, chuẩn hóa quy trình thành các văn bản và phổ biến cho các bộ phận liên quan thực hiện, đồng thời theo dõi sự tuân thủ nhằm duy trì kết quả cải tiến.

Một phần của tài liệu Trần Ngọc Trâm_EMBA6B (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)