CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
1.2.2.1 Chủ trương, chính sách pháp luật và quy định về chất lượng hàng hóa
Khi doanh nghiệp nào khi hoạt động, kinh doanh trên bất kỳ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào đều phải chịu ảnh hưởng to lớn mơi trường pháp lý ở quốc gia đó. Quy định pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. trong đó, hoạt động quản trị chất lượng của mỗi doanh nghiệp chịu tác động bởi các chính sách và quy định pháp luật của nhà nước, bao gồm: luật chất lượng hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, các chính sách đầu tư, chính sách phát triển ngành, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu.
Cơ chế quản lý kinh tế có thể khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngược lại, các cơ chế, chính sách của nhà nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, trì trệ trong cải tiến chất lượng sản phẩm, bảo thủ trong kinh doanh.
14
1.2.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội từng địa phương
Trong bất kỳ một lĩnh vực và trình độ sản xuất nào, chất lượng sản phẩm luôn bị ràng buộc và chi phối bởi các nhân tố điều kiện, hoàn cảnh nhu cầu của nền kinh tế.
Khi xã hội phát triển, thu nhập người dân được cải thiện, khách hàng chấp nhận bỏ ra một mức chi tiêu để nhận về một sản phẩm có chất lượng tốt. Điều đó có nghĩa là mức chất lượng phải được cải thiện sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhận thức của người tiêu dùng và phải phù hợp với khả năng kinh tế của doanh nghiệp để có những sự đầu tư hợp lý.