CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1.6 Các hệ thống quản trị chất lượng
Hệ thống quản trị chất lượng là tổ chức, là công cụ, là phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng quản trị chất lượng. Hệ thống quản trị chất lượng bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và giữa các bộ phận đó có quan hệ mật thiết với nhau. Để hệ thống quản trị chất lượng đạt được hiệu quả, cần xác định và triển khai một cách nhất quán các quá trình, phân cơng cụ thể trách nhiệm và quyền hạn, hoạch định rõ ràng nguồn lực phục vụ cho việc xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống.
Vai trò của hệ thống quản trị chất lượng đối với tổ chức:
- Đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu khách hàng - Duy trì các tiêu chuẩn mà cơng ty đã đạt được.
- Cải tiến các q trình, cơng đoạn nhằm nâng cao hiệu quả công việc, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng.
- Kết hợp hài hịa mục tiêu, chính sách cơng ty và hoạt động nội bộ. - Tạo sự ổn định và giảm thiểu sản phẩm sai hỏng.
41
1.6.1 Hệ thống quản trị chất lượng theo ISO
ISO là tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn về thương mại và cơng nghiệp trên tồn thế giới được thành lập ngày 23/02/1947, có trụ sở chính tại Genève, Thụy Sỹ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng cho các tổ chức trong việc áp dụng vận hành các chương trình chất lượng. Tiêu chuẩn được cơng bố đầu tiên vào 03/1987 và liên tục được cập nhật, thay đổi. Đến nay, phiên bản mới nhất được công bố vào năm 2015.
Nguyên tắc tiếp cận của ISO là lấy khách hàng làm trung tâm của hoạt động quản trị chất lượng. Phương pháp hệ thống trong hoạt động quản trị chất lượng là khuyến khích tổ chức phân tích các yêu cầu khách hàng, xác định được các quá trình giúp cho sản phẩm trong tầm kiểm sốt. Ngồi ra, hệ thống quản trị chất lượng theo ISO yêu cầu tổ chức phải thực hiện cải tiến không ngừng, tạo ra sự tin tưởng của thành viên nội bộ và khách hàng về khả năng cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khách hàng.
1.6.2 Hệ thống quản trị chất lượng theo GFSI (Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu) toàn cầu)
GFSI (Global Food Safety Initiative) – Sáng kiến an toàn thực phẩm là một tổ chức được thành lập gồm nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực thực phẩm nhằm mục đích nghiên cứu và đưa ra các định hướng để đảm bảo niềm tin trong việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng. GFSI được điều phối bởi Diễn đàn kinh doanh thực phẩm CIES, gồm một mạng lưới thực phẩm toàn cầu với hơn 400 nhà bán lẻ và sản xuất trên toàn thế giới.
Mục tiêu của GFSI là:
- Giảm rủi ro gây mất an toàn thực phẩm bằng cách cung cấp sự tương đồng và hội tụ các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Giúp quản lý chi phí trong hệ thống thực phẩm tồn cầu và nâng cao hiệu suất sản xuất
- Hỗ trợ phát triển khả năng và năng lực trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để tạo ra một hệ thống thực phẩm toàn cầu và hiệu quả.
42
- FSSC 22000 : tiêu chuẩn được phát triển từ ISO 22000 được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất và chấp nhận bởi các nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu thế giới.
- BRC: tiêu chuẩn được phát triển từ hiệp hội các nhà bán lẻ Anh và phát triển thành hệ thống an toàn thực phẩm được chấp nhận trên toàn cầu.
- IFS: hệ thống được các thành viên của Liên minh các nhà bán lẻ Đức cùng với Liên minh các tổ chức thương mại và phân phối Pháp xây dựng và phát triển. Hiện nay, tiêu chuẩn IFS vẫn tiếp tục được phát triển và áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới, phiên bản mới nhất là phiên bản 7, được công bố vào năm 06/10/2020.
- Global GAP và BAP: chứng nhận trách nhiệm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- SQF : tiêu chuẩn được phát triển và ứng dụng lần đầu tiên tại Australia vào năm 1994. Hiện nay, tiêu chuẩn được phát triển và ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu.
1.6.3 Hệ thống khác
Tiêu chuẩn SA8000
Tiêu chuẩn SA8000 là hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc của người lao động tại các doanh nghiệp do Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế (SAI) ban hành, phát triển và giám sát.
Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội bắt buộc phải tuân thủ theo luật và tiêu chuẩn quốc gia tại nơi áp dụng, cũng như tuân theo các công ước quốc tế về lao động.
Tiêu chuẩn SA8000 gồm các nội dung:
- Không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, lao động bắt buộc - Đảm bảo an tồn, sức khỏe, tính mạng người lao động tại nơi làm việc - Quyền hội đoàn và tự do thương lượng tập thể
- Chống phân biệt đối xử
- Các quy định về kỷ luật, giờ làm việc, giờ tăng ca, tiền lương - Xây dựng hệ thống quản lý SA8000.
43
Tiêu chuẩn SMETA
SMETA là tiêu chuẩn quốc tế về hành vi đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội được phát triển bởi tổ chức Sedex – một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh ngày cành cạnh tranh cao độ về nguồn lao động cũng như ý thức về trách nhiệm xã hội của người dân được nâng cao, xu hướng áp dụng các hệ thống trách nhiệm xã hội như. SMETA- SEDEX để tạo sự chủ động trong quản lý và vận hành doanh nghiệp cũng như nâng cao lợi thế cạnh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động giao thương quốc tế, đặc biệt là trong các mối quan hệ kinh doanh, cung ứng với các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty châu Âu, Mỹ.
Các nội dung của SMETA – SEDEX gồm:
- Không sử dụng lao động cưỡng bức hoặc khơng tự nguyện
- Người lao động có quyền tự do lựa chọn tham gia các tổ chức đoàn thể. - Người lao động được đảm bảo an toàn sức khỏe lao động tại nơi làm việc - Không sử dụng lao động trẻ em
- Mức lương và phúc lợi, giờ làm việc và tăng ca phải phù hợp với luật pháp của quốc gia.
- Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi, chấm dứt hợp đồng lao động.
- Khơng được sử dụng các hình thức kỷ luật gây tổn hại thể chất, tinh thần