CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1.5 Các công cụ quản trị chất lượng hàng hóa
1.5.1 Phiếu kiểm tra (check sheet)
Phiếu kiểm tra là biểu mẫu để thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan, nhất quán nhằm mục đích đánh giá tình hình chất lượng tại cơng ty, nắm bắt được các vấn đề và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời. Phiếu kiểm tra chất lượng thông thường được thiết kế theo những hình thức đơn giản, khoa học để ghi nhận dữ liệu một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
1.5.2 Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
Biểu đồ Pareto là một biểu đồ hình cột, sắp xếp từ cao xuống thấp, mỗi cột đại diện cho một nguyên nhân gây trục trặc, một vấn đề, chiều cao mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của vấn đề vào kết quả chung. Mức đóng góp có thể được thống kê bằng tần suất xảy ra hoặc chi phí thiệt hại. Đường tần số tích lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp tích lũy, nhằm đưa ra sự phân biệt những vấn đề nào quan trọng nhất và những vấn đề ít quan trọng hơn. Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình vận hành, biểu đồ Pareto đưa ra phương pháp xác định vấn đề quan trọng, từ đó tập trung giải quyết, mang lại hiệu quả cải tiến lớn nhất với chi phí ít nhất, tránh phân tán, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Biểu đồ Pareto thông thường được áp dụng cùng với quy tắc Pareto, hay còn gọi là quy tắc 80-20: 80% vấn đề được phát sinh từ 20% nguyên nhân chủ đạo. Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu đồ và quy tắc Pareto để phân tích số liều về:
- Ý kiến, phản hồi, khiếu nại khách hàng. - Sự ổn định của các quá trình làm ra sản phẩm.
- Chi phí: giải quyết, khắc phục các vấn đề với chi phí thấp nhất.
1.5.3 Biểu đồ tần suất (Histogram)
Biểu đồ phân bố tần suất là đồ thị hình cột mơ tả sự phân bố các giá trị đo các đặc tính chất lượng của mẫu, kết quả của quá trình. Các dữ liệu này được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu chất lượng khác nhau với từng nhóm mẫu khác nhau, giá trị thu thập
37
được phân tán trong những khoảng khác nhau và khơng theo một trình tự, quy luật nhất định, được trình bày ở dạng đồ thị. Thực chất của biều đồ phân bố tần suất là biểu đồ trình bày số liệu hình cột, thể hiện sự biến đổi của các dữ liệu đo được, có cái nhìn trực quan, rõ ràng sự kết quả là bình thường hay bất thường để can thiệp, khắc phục kịp thời. Với ý nghĩa này, biểu đồ có thể cho thấy:
- Tỷ lệ hư hỏng, lỗi sản phẩm thấp hay cao hơn tiêu chuẩn
- Giá trị trung bình đang cao hơn hay thấp hơn bình thường, hay đang biến thiên theo chiều hướng tốt hay xấu hơn
- Độ phân tán của dữ liệu hay độ chính xác của phương pháp đo, phương pháp lấy mẫu.
1.5.4 Biểu đồ kiểm soát (control chart)
Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng, có thể hiện sự so sánh với các giá trị trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất. Trong đó:
- Đường trung tâm: đường thể hiện các giá trị trung bình thu thập được
- Đường kiểm soát: gồm đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới. Các giá trị mẫu đo được nằm trong khoảng giữa của các đường này thì được xem là nằm trong sự kiểm sốt.
Mục đích của biểu đồ kiểm soát là ghi nhận và quan sát các biến động của quá trình trong suốt một thời gian cụ thể, xu hướng thay đổi, xác định q trình vẫn nằm trong sự kiểm sốt, vượt ra sự kiểm soát, được chấp nhận hay khơng thể kiểm sốt được, từ đó, có thể dự đốn, đánh giá sự ổn định của quá trình, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình, xác định sự cải tiến của một quá trình.
1.5.5 Biểu đồ nhân quả (Cause and effect diagram)
Biểu đồ nhân quả, hay còn gọi là Ishikawa hay biểu đồ xương cá. Biểu đồ nhân quả thể hiện các mối quan hệ tương quan giữa các đặc tính chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng. Mục đích của biểu đồ nhân quả là tìm kiếm và xác định các nguyên nhân gây ra các hư hỏng, trục trặc về chất lượng sản phẩm, từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Theo Ishikawa, người đã đề xuất biểu đồ nhân quả, có 4 nguyên nhân chủ yếu tác động lên chất lượng sản phẩm, gọi tắt là 4M gồm: Men – Con người, Machines –
38
Máy móc thiết bị, Material – Nguyên vật liệu, Method – Phương pháp, sau này bổ sung thêm một yếu tố nữa là Measurement – Đo lường.
Sơ đồ nhân quả có là cơng cụ trong việc:
- Xác định nguyên nhân sai hỏng trong hoạt động sản xuất, vận hành để loại bỏ kịp thời.
- Hình thành một thói quen cho nhân viên chủ động đóng góp, tìm hiểu các ngun nhân gây trục trặc chất lượng.
1.5.6 Biểu đồ tán xạ (Scatter chart)
Chất lượng của sản phẩm được tạo thành từ nhiều thuộc tính khác nhau, một chỉ tiêu chất lượng lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Việc thu thập dữ liệu và thể hiện sự tương quan giữa chất lượng sản phẩm và các yếu tố tác động có thể được trình bày dưới dạng biểu đồ phân tán.
1.5.7 Biểu đồ tiến trình (Flow chart)
Biểu đồ tiến trình là một cơng cụ mơ tả quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật nhằm biểu thị một cách đầy đủ, trực quan dịng chảy của một q trình từ đầu vào đến đầu ra. Biểu đồ tiến trình là một công cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những người thực hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của mình trong từng q trình và xác định được các công việc cụ thể cần thực hiện để cải tiến.
1.5.8 Các công cụ hiện đại
Biểu đồ tương đồng (Interrelationship diagram)
Trong thiết kế, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, cần thiết phải lấy ra một ý kiến hoặc một vấn đề trung tâm và vẽ ra một bản đồ liên kết logic hoặc liên kết thứ tự giữa các yếu tố liên quan. Trong trường hợp như vậy, biểu đồ tương đồng là một công cụ hiệu quả để phân tích và tìm ra vấn đề cần xem xét trong một tình huống hỗn độn.
Biểu đồ tương đồng được sử dụng khi:
- Một vấn đề phức tạp và khó xác định quan hệ tương tác giữa các ý kiến - Khi vấn đề quá lớn và phức tạp dẫn đến khó nắm bắt.
39
Biểu đồ quan hệ (Affinity diagram)
Biểu đồ quan hệ được sử dụng để thu thập một số lượng lớn dữ liệu dạng ngôn ngữ (ý kiến, quan điểm, vấn đề) và nhóm những dữ liệu này lại trên cơ sở mối quan hệ tự nhiên giữa các dữ liệu. Biểu đồ quan hệ được sử dụng để đưa ra các ý kiến, vấn đề khi:
- Các vấn đề, quan điểm đang ở trạng thái hỗn loạn, các vấn đề quá lớn hoặc phức tạp
- Cần thiết có sự đột phá trong các khái niệm truyền thống, thay thế các giải pháp cũ
- Hỗ trợ để phát triển một giải pháp mới.
Biểu đồ cây (Tree diagram)
Biểu đồ cây được sử dụng để hệ thống các phạm vi phải hồn thành để đạt được mục đích mong muốn. Phương pháp này buộc người sử dụng biểu đồ phải liên kết logic giữa thời gian và các nhiệm vụ cần thực hiện. Biểu đồ hình cây được ứng dụng trong các trường hợp:
- Các yêu cầu được xác định rất kém và cần thiết phải chuyển đổi thành các đặc điểm vận hành hoặc các đặc tính nào đó có thể kiểm sốt được.
- Khai thác tất cả nguyên nhân của một vấn đề.
- Xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt được một mục tiêu cụ thể.
- Xem xét một vấn đề phức tạp và cần gắn tiến độ thực hiện với các mốc thời gian.
Biểu đồ ma trận (Matrix diagram)
Biểu đồ ma trận là một ma trận hai chiều gồm hàng và cột, thông qua sự xem xét giao nhau đó để xác định vị trí, bản chất của vấn đề và các ý kiến quan trọng để giải quyết.
Có nhiều loại biểu đồ ma trận:
- Ma trận chữ L: được sử dụng để đánh giá chiến lược và phân công trách nhiệm - Ma trận chữ T: được sử dụng để chỉ rõ hiện tượng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
40
Biểu đồ chương trình quyết định quá trình (PDPC)
Trong thực tế, quá trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp hiếm khi xảy ra chính xác như kế hoạch. Biểu đồ chương trình quyết định quá trình được sử dụng để vạch ra từng sự kiện và các yếu tố ngẫu nhiên có thể xuất hiện, nhằm mục đích dự đốn các sự kiện không mong muốn xảy ra và kế hoạch để phòng ngừa, đưa các hoạt động trở lại quỹ đạo mong muốn.
Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram)
Biểu đồ mũi tên được sử dụng để lên kế hoạch hoặc tiến độ cho một nhiệm vụ. Biểu đồ mũi tên bao gồm một mạng lưới mũi tên và các điểm nút để chỉ ra mối liên hệ giữa các nhiệm vụ trong kế hoạch, nhằm mục đích cung cấp một bức tranh trực quan về các hoạt động được triển khai để hỗ trợ cho công tác hoạch định và trao đổi thông tin.