Bối cảnh của ngành điều Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu Trần Ngọc Trâm_EMBA6B (Trang 100 - 102)

2.1.5 .3Thách thức

3.1 Cơ sở của việc hoàn thiện công tác quản trị chất lượng hạt điều tại công ty

3.1.1 Bối cảnh của ngành điều Việt Nam và thế giới

Ngành điều Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 30 năm. Từ một đất nước có một vài vùng trồng điều lẻ tẻ, rải rác, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới chiếm hơn 50% sản lượng điều thô và 60% điều nhân xuất khẩu trên thế giới, bên cạnh đó, hạt điều Việt Nam đang phải cạnh tranh với hạt điều từ nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc. Tính đến năm 2020, hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu đến 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù cón nhiều tăng trưởng, ngành điều Việt Nam cũng có nhiều khó khăn, bất cập khi tốc độ tăng trưởng về mặt trồng trọt không theo kịp tốc độ tăng trưởng về mặt chế biến. Thêm nữa, việc chưa chủ động về nguồn nguyên liệu dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất hạt điều tại Việt Nam ln gặp khó khăn trong vấn đề chủ động năng suất sản xuất, tiến độ giao hàng.

Một bất cập nữa của ngành điều Việt Nam là việc sản xuất điều nhân tại Việt Nam hầu hết đều được thực hiện từ các doanh nghiệp, xưởng sản xuất với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này có quy trình sản xuất thơ sơ, nhiều công đoạn th các hộ gia đình nhỏ lẻ gia cơng, khơng có tiêu chuẩn kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm và chất lượng hạt điều thành phẩm, dẫn đến hạt điều sản xuất ra không đánh giá cao trên thị trường quốc tế, khó tiếp cận được các đơn vị bán lẻ lớn như Walmart, Cosco, AEON,…

Giai đoạn 2019-2021, trước tác động của dịch bệnh COVID-19, áp lực về việc tăng chi phí vận chuyển, cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hạt điều tại Việt Nam không thể tiến hành các hoạt động gia thương, quảng bá, nghiên cứu thị trường, do đó sản xuất và xuất khẩu hạt điều tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguồn khách hàng sẵn có. Ngành điều Việt Nam bị ảnh hưởng cả chiều nhập khẩu (hạt điều thô) và chiều xuất khẩu (hạt điều nhân)

88

Mặc khác, việc tăng chi phí logistic khiến các nhà nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu hạt điều từ Châu Phi, làm tăng áp lực cạnh tranh đối với hạt điều Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu do ngành vận chuyển, logistic chưa phát triển tại Việt Nam, việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi các công ty vận tải ở Trung Quốc, Singapore, Philippines. Giá thuê container xuất khẩu và lịch trình vận chuyển lại phụ thuộc nhiều vào các cơng ty vận chuyển khiến việc phía doanh nghiệp Việt Nam khơng chủ động được giá hạt điều và tiến độ giao hàng.

Trong năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu tổng cơng 609.26 nghìn tấn điều với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3.75 tỷ USD, tăng 16.81% so với năm 2020, tuy nhiên giá xuất khẩu cuả điều lại giảm 1.69%, do ảnh hưởng của việc sụt giá hạt điều trên thế giới. Tuy nhiên, điều nghịch lý là giá điều nhân giảm nhưng giá điều thô nhập khẩu vẫn tăng do các nhà máy điều đang trong tình trạng “đói” nguyên liệu. (Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam-Vinacas)

Thêm một bất cập nữa là trong chuỗi giá trị hạt điều, điều nhân Việt Nam đang bán với mức giá thấp, chưa đến 10 USD/kg, tùy theo loại hạt điều. Trong khi đó, hạt điều nhân được các quốc gia khác mua về, chế biến lại và đóng gói thành phẩm ăn liền khi đến tay người tiêu dùng các nước, được bán với giá khoảng 30 USD/kg, như vậy, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% trong chuỗi giá trị của ngành điều. (Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam-Vinacas)

Ngành điều thế giới giai đoạn 2020-2022 cũng rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nguồn cung nguyên liệu từ Tây Phi sang châu Á bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu từ các nhà máy chế biến điều. Tại Việt Nam cũng chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 khi các kênh phân phối trực tiếp, chợ, siêu thị bị bắt buộc đóng của để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Nhà máy sản xuất hạt điều phải đóng cửa hoặc trong trường hợp có tổ chức được sản xuất theo mơ hình “3 tại chỗ” theo quy định của cơ quan nhà nước thì cũng bắt buộc phải giảm số lượng nhân viên để đảm bảo khoảng cách tối thiểu. Năng suất nhà máy giảm, các đơn hàng bị đình trệ, nguyên liệu, máy móc “nằm chờ”, chi phí bảo trì, chi phí kho bải, hao hụt hàng hóa tăng lên từng ngày, khiến

89

các doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững và có nguy cơ đóng cửa. Các doanh nghiệp lớn cũng gồng mình xoay xở để cố gắng vượt quá giai đoạn khó khăn này.

Xu hướng phát triển ngành

Hạt điều chế biến sẵn đã được sử dụng để ăn liền từ rất lâu. Hạt điều cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng như một nguyên liệu thành phần cho các món ăn ngọt và mặn trên khắp thế giới. Ngoài ra, hạt điều được sử dụng để trộn với các loại ngũ cốc khác để ăn sáng cũng đang là một xu thế phổ biến.

Mặc khác, hạt điều Việt Nam có chất lượng tốt, hạt to, chắc, vị ngọt thuần nên rất được ưa chuộng tại thị trường quốc tế.

- Tại châu Âu: người dân có xu hướng sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, có thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và chấp nhận trả giá cao cho việc này.

- Xu hướng toàn cầu đang ưa chuộng về chế độ thuần chay và thực vật. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng thuần chay dựa trên việc thay thế nguồn protein động vật bằng protein thực vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm từ hạt, trong đó hạt điều với hàm lượng protein khoảng 18% đang là một trong những nguồn thực phẩm đang được tìm hiểu và sử dụng.

Thị trường điều thế giới dự kiến sẽ mở rộng 4.6% mỗi năm giai đoạn 2022 – 2027, điều này đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam, nhưng cũng đem lại thách thức to lớn khi Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu điều trong khu vực và thế giới về nguồn nguyên liệu, giá cả, chất lượng. (Nguồn : công ty cổ phần giám định cà phê cà hàng hóa

nhập khẩu - Cafecontrol )

Một phần của tài liệu Trần Ngọc Trâm_EMBA6B (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)