Nhóm nhân tố tổ chức

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.6. Các giả thiết nghiên cứu

2.6.2. Nhóm nhân tố tổ chức

2.6.2.1. Nhân tố hạ tầng kỹ thuật

Theo Thông tư 09/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, thiết bị tính tốn (máy chủ, máy trạm), mạng nội bộ, mạng diện rộng. Theo Dyk và Belle (2019), trong cuộc phỏng vấn của họ, những người tham gia phỏng vấn đã nêu ra một số lo ngại xung quanh việc việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, cụ thể là áp dụng công nghệ đám mây, sẽ tác động như thế nào đến cơ sở hạ tầng của tổ chức họ và do đó sẽ có tác động tích cực đến việc áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số. Hầu hết những người tham gia đề cập rằng doanh nghiệp hiện đang bận rộn với nhiều dự án để tạo điều kiện cho việc áp dụng đám mây và điều

này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến cơ sở hạ tầng và trung tâm dữ liệu hiện có của doanh nghiệp. Tất cả những người tham gia đều cho rằng việc áp dụng công nghệ đám mây sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp vì việc bảo trì phần cứng tại chỗ sẽ giảm đáng kể. Một mối quan tâm khác về cơ sở hạ tầng đã được nêu ra là nhu cầu kết nối tốc độ kết nối cần cải thiện.

Genesta và Gamache (2021) đã nghiên cứu một trong những điều kiện tiên quyết chung là cơng ty phải có dung lượng mạng internet lớn, khả năng tương thích giữa máy với máy. Bất chấp các góc độ khác nhau của tác giả về chuyển độ sổ, có một mức độ tương tự giữa các điều kiện tiên quyết. Công ty phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo, nơi internet và các cơng nghệ hỗ trợ đóng vai trị là xương sống để tích hợp các đối tượng vật lý, tác nhân của con người, máy móc thơng minh sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cải thiện năng suất cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí. Thực tế cho thấy, các DNNVV tại Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn về việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật về nhiều phương diện trong đó có chuyển đổi số. Đây là vấn đề đang được các DNNVV quan tâm. Kế thừa từ các nghiên cứu và giả thuyết trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H3: Hạ tầng kỹ thuật doanh nghiệp càng có tốc độ kết nối cao thì càng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

2.6.2.2. Nhân tố nhận thức dễ sử dụng

Mô hình chấp nhận cơng nghệ TAM giải thích về nhận thức dễ sử dụng là “Mức độ cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực”. Chiel-Yu Lin (2007) và Chiel-Yu Lin cùng Yi-Hui Ho (2008) đã thực hiện những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cải tiến công nghệ của doanh nghiệp logistics. Mơ hình TAM đã được vận dụng là nền tảng để xây dựng mơ hình nghiên cứu trên, trong đó nhận thức dễ sử dụng được tác giả đề cập đến là một trong những biến nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, Phonthanukitithaworn, et al. (2015) đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của nhận thức dễ sử dụng đối với quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người dân Thái Lan. Hay Igabaria, et al. (1993) cho rằng nhận thức dễ sử dụng sẽ tác động tích cực đến quyết định sử dụng máy tính cá nhân tại các doanh nghiệp DNNVV (New Zealand).

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Dyk và Belle (2019) có đề cập đến khả năng thử nghiệm công nghệ số của các doanh nghiệp. Phương pháp thử nghiệm POC (Proof of Concept) giúp các doanh nghiệp được thử trải nghiệm công nghệ số do bên thứ 3 cung cấp, đưa ra nhận định về độ phù hợp, tính khả thi để từ đó quyết định sử dụng. Điều này giúp hỗ trợ cụ thể hóa nhận thức dễ sử dụng để doanh nghiệp hoạt động chuyển đổi số. Kết hợp các nghiên cứu và ý kiến ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết H4: Nhận thức dễ sử dụng công nghệ số càng cao sẽ ảnh hưởng càng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

2.6.2.3. Nhân tố văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức

Trước tiên, theo Williams, et al. (1993) văn hoá doanh nghiệp của được định nghĩa là thái độ, niềm tin, giá trị tồn tại và mang tính ổn định trong doanh nghiệp. Theo đó chúng ta có thể hiểu văn hố khuyến khích cải tiến của doanh nghiệp là các chính sách, chế độ khen thưởng, khích lệ nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi đổi mới sáng tạo để mang lại giá trị doanh nghiệp. Quản lý cấp cao đóng vai trị quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp. Bằng cách đưa ra các nhận định, chiến lược phù hợp và tạo mơi trường thích hợp để nhân viên nâng cao sáng tạo đổi mới. Nghiên cứu của Yachmeneva, et al. (2014); Dyk và Belle (2019) đã có đề cập đến tác động tích cực của sự ủng hộ của tổ chức đối với đổi mới. Việc các doanh nghiệp có chính sách khuyến khích, chế độ khen thưởng đối với nhân viên tích cực trong tiếp thu đổi mới sáng tạo sẽ tạo tích cực đối với sự phát triển của tổ chức (Connelly và Kelloway, 2003). Đây cũng là điều cần thiết để tạo môi trường hỗ trợ và cung cấp đủ nguồn lực phát triển. Theo Dyk và Belle (2019), các doanh nghiệp trưởng thành về chuyển đổi số cần phải ni dưỡng một nền văn hóa nơi nhân viên được khuyến khích chấp nhận rủi ro, đổi mới, sáng tạo và tạo ra một môi trường làm việc hợp tác. Việc thử nhiều thứ và học hỏi nhanh chóng từ những sai sót chỉ có thể được thực hiện nếu tồn tại văn hóa thử và sai trong doanh nghiệp. Thay đổi văn hóa cơng ty là một thách thức thực sự trong q trình chuyển đổi kỹ thuật số. Văn hóa doanh nghiệp truyền thống thể hiện các nhà điều hành khả năng chống lại sự thay đổi

và các rào cản cần phải vượt qua để đảm bảo chuyển đổi kỹ thuật số thành cơng. Từ đó, tác giả tổng hợp để đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H5: Văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

2.6.2.4. Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực

Các nghiên cứu được tác giả đề cập trong phần các nghiên cứu thực nghiệm về chuyển đổi số của doanh nghiệp đều đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đối với quyết định đổi mới công nghệ. Chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là tồn bộ năng lực về thể lực, trí lực, tinh thần của mỗi con người nó ảnh hưởng tới việc quyết định hồn thành những mục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi doanh nghiệp. Đối với thực tế DNNVV, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư tiên tiến hơn về mặt cơng nghệ. Ngồi việc đầu tư về các công cụ công nghệ số, các doanh nghiệp cũng chú trọng đầu tư nguồn nhân lực. Peillon và Dubruc (2019) đã cho rằng, các DNNVV bị hạn chế và khơng có sẵn nguồn lực kỹ thuật và khơng thể dễ dàng nâng cấp và áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Hơn nữa, việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật số phải được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật ổn định và đáng tin cậy để được cung cấp một cách kinh tế. Theo Genesta và Gamache (2021), các cơng ty phải cung cấp chương trình đào tạo phù hợp để đảm bảo rằng nhân viên của họ có kiến thức theo kịp kỷ nguyên chuyển đổi số. Điều quan trọng nữa là phải có sự tham gia và cam kết của tất cả các bên liên quan. Khía cạnh được các tác giả đề cập thường xuyên nhất là sự thiếu kiến thức và chuyên môn của các nguồn lực liên quan đến công nghệ, chiếm 73% các đề cập. Rõ ràng rằng, hiệu quả tiến hành và thực hiện chuyển đổi số sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào, chất lượng nguồn lực ra sao. Từ các lý thuyết đề ra, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H6: Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp càng diễn ra mạnh mẽ.

2.6.2.5. Nhân tố tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được định nghĩa là một thuật ngữ môt tả các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản nằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dyk và Belle (2019) đã đề

cập đến mức độ ảnh hưởng của nhân tố tài chính đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho rằng các yếu tố liên quan đến nguồn tài chính trong tổ chức như chi phí áp dụng cơng nghệ mới hoặc chi phí thay đổi cơng nghệ hiện có có tác động tiêu cực đến việc tổ chức có quyết định tiến hành thay đổi cơng nghệ hay khơng. Lợi tức đầu tư (ROI) đóng một vai trị quan trọng ngay từ đầu khi các tổ chức quyết định những dự án công nghệ nào sẽ được thực hiện. ROI rất quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ vì nhà bán lẻ có chi phí thấp, doanh nghiệp ln cố gắng tìm ra những cách thức cạnh tranh hơn để thực hiện mọi thứ nhằm tiết kiệm chi phí hơn, tác giả cũng nhấn mạnh thực tế là trong một số ngành, việc đảm bảo nguồn vốn cho các dự án khó hơn là rất miễn cưỡng. Trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực bảo hiểm, tiền cho các khoản đầu tư quan trọng trong đó có cơng nghệ khơng phải là vấn đề lớn. Trong lĩnh vực bán lẻ, các nhà bán lẻ rất ngại bỏ ra sổ séc để mua những khoản đầu tư lớn này sẽ làm thay đổi cơng ty. Chúng ta có thể suy luận rằng, khi các chi phí chuyển đổi cơng nghệ hợp lí cùng với chỉ số ROI cao sẽ tác động tích cực đến hoạt động chuyển đổi số và ngược lại. Ngoài ra tác giả Zapata, et al. (2020) cũng chỉ ra rằng thiếu nguồn lực tài chính sẽ hạn chế thành cơng của đổi mới chuyển đổi cơng nghệ, một cơng ty cũng cần có năng lực tài chính để thực hiện các bước khác nhau của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Theo Zapata, et al. (2020), các công ty sản xuất phải đối mặt với sự áp lực ngày càng tăng trong việc tiếp cận chuyển đổi số và chúng ta khó có thể hiểu được sự thay đổi trong kế hoạch cụ thể của họ cũng như tác động tài chính của họ về chi phí và lợi ích của sự thay đổi. Thực tế đối với DNNVV Việt Nam, tài chính là điểm mấu chốt vấn đề khó khăn của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số. Chi phí thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp rất lớn từ hàng trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng để có thể khai thác tốt các giải pháp cơng nghệ mới. Tuy nhiên, DNNVV chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với trên 97%, tài chính là vấn đề khó khăn để một nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đổi mới. Kết hợp các nghiên cứu và lý luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H7: Tài chính doanh nghiệp càng ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

2.6.3. Nhóm nhân tố mơi trường

2.6.3.1. Nhân tố áp lực cạnh tranh

Theo J Boone (2000) Áp lực cạnh tranh được định nghĩa theo ảnh hưởng của nó đối với các động cơ khuyến khích của một doanh nghiệp trong việc thực hiện đổi mới sản phẩm và quy trình. Kết quả của việc đổi mới là đưa một sản phẩm mới vào thị trường. Do đó, động cơ đổi mới sản phẩm được xác định bởi mức lợi nhuận liên quan đến sản phẩm mới này. Kết quả của đổi mới quy trình là giảm mức chi phí của một doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh là một trong những lý do để chuyển đổi số trở thành xu hướng phát triển của DNNVV trên thế giới. Năm 2020, trước tác động của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhiều DNNVV thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng thì thích nghi và thay đổi là biện pháp duy nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế 4.0. Việc chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, phát triển kịp với xu hướng mới của toàn ngành, đáp ứng được những nhu cầu mới của khách hàng. Các nghiên cứu của Yachmeneva, et al. (2014); Dyk và Belle (2019) đều cho rằng áp lực cạnh tranh thuộc nhóm nhân tố mơi trường bên ngồi tác động tích cực đến chuyển đổi cơng nghệ của doanh nghiệp. Vì thế, tác giả đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H8: Áp lực cạnh tranh trên thị trường càng lớn sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa càng mạnh mẽ.

2.6.3.2. Hỗ trợ từ chính phủ

Khi câu chuyện chuyển đổi số đứng trước vơ vàn khó khăn từ bên trong và bên ngồi thì sự hỗ trợ từ chính phủ sẽ là địn bẩy tích cực đối với doanh nghiệp. Theo Peillon và Dubruc (2019) cho thấy, ngày nay, các công ty không thể không biết đến các cơ hội được cung cấp bởi cả số hóa và dịch vụ hóa. Điều này càng đúng hơn đối với các DNNVV sản xuất, họ đang vật lộn để tồn tại trong một môi trường ngày càng cạnh tranh hơn. Có một cơ hội thực sự để thực hiện các chiến lược số hóa và dịch vụ hóa, nhưng điều này có nghĩa là các DNNVV sản xuất truyền thống phải vượt qua một loạt các rào cản lớn. Để làm được như vậy, hơn bao giờ hết, các DNNVV cần được hỗ trợ trong lộ trình hướng tới số hóa và dịch vụ hóa để có thể xây dựng các chiến lược dịch vụ hóa kỹ thuật số. Chính phủ nên có các chính sách hỗ trợ nhằm

thúc đẩy cả số hóa và dịch vụ hóa trong các DNNVV. Tại Việt Nam, Chính phủ sẽ đi đầu hỗ trợ trong các thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn vay, hỗ trợ các cơng trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ. Cụ thể, chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030). Hay chương trình hợp tác cùng Bộ Khoa học và Cơng nghệ xây dựng đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao một số công nghệ hỗ trợ ngành dịch vụ nhỏ và vừa”. Điều này giúp các doanh nghiệp vững lòng tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số. Từ đó tạo hiệu ứng chuyển đổi tích cực cho tồn DNNVV Việt Nam. Tóm lại, nhân tố sự hỗ trợ từ chính phủ đối với hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến. Tác giả đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết H9: Sự hỗ trợ từ chính phủ càng nhiều sẽ tác động càng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

2.6.3.3. Nhân tố áp lực từ khách hàng

Áp lực khách hàng là đối tượng gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khách hàng tạp nên áp lực cho doanh nghiệp dựa trên quyết định mua sản phẩm, dịch vụ từ chính họ. Đây là nhân tố tác giả đề xuất thêm cho mơ hình nghiên cứu của đề tài. Theo Marc Benioff – chủ tịch và co-CEO của Salesforce cho rằng “Mọi chuyển đổi số đều bắt đầu và kết thúc với khách hàng, đây là điều tôi nhận thấy trong suy nghĩ của mỗi CEO mà tơi đã từng nói chuyện”. Khách hàng được tác nhấn mạnh là một trong những yếu tố thúc đẩy lớn nhất của chuyển đổi số, do đó có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng chuyển đổi số. Hành vi của khách hàng khi mua sắm và thực hiện trải nghiệm trước và trong khi mua sắm đang thay đổi: Ngày càng có nhiều khách hàng mong đợi chuyển đổi số với việc mua hàng trực tuyến cũng như thực hiện nghiên cứu trực tuyến và là sự tiện lợi khi mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng muốn sử dụng thiết bị thông minh của họ trong khi mua sắm và mong đợi thông tin về sản phẩm khi cần và khi cần;

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w