Kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86 - 137)

Giả thuyết Beta

chuẩn hóa Sig. Kết quả H1: Khả năng bảo mật của công nghệ số càng

cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

0,053 0,000 Chấp nhận

H3: Hạ tầng kỹ thuật doanh nghiệp càng có tốc độ kết nối cao thì càng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

0,054 0,002 Chấp nhận

H5: Văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV

0,049 0,002 Chấp nhận

H6: Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì

hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp càng diễn ra mạnh mẽ.

0,056 0,000 Chấp nhận

H7: Tài chính doanh nghiệp càng ổn định sẽ

ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

0,061 0,000 Chấp nhận

H8: Áp lực cạnh tranh trên thị trường càng lớn

sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa càng mạnh mẽ.

0,059 0,000 Chấp nhận

H9: Sự hỗ trợ từ chính phủ càng nhiều sẽ tác

động càng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

0,041 0,007 Chấp nhận

Nguồn: Tác giả đã tổng hợp từ kết quả phân tích, 2022

Với kết quả kiểm định các giả thuyết như trên, đây sẽ là cơ sở để tác giả kết luận về mơ hình nghiên cứu và đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy mức độ

ảnh hưởng của nhân tố đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

4.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” ban đầu có mơ

hình đề xuất gồm 3 nhóm nhân tố với 10 nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, qua dữ liệu khảo sát thực tế và phân tích nghiên cứu định lượng, tác giả kết luận 7 trong 10 nhân tố đề xuất có tác động tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

Tác giả đưa ra kết luận nhóm nhân tố ảnh hưởng của mơ hình bao gồm: MDBM: Mức độ bảo mật, KKCT: Văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức, CLNL: Chất lượng nguồn nhân lực, TCDN: Tài chính của doanh nghiệp, ALCT: Áp lực cạnh tranh, HTKT: Hạ tầng kỹ thuật, HTCP: Hỗ trợ của chính phủ. Để cụ thể hơn, tác giả tiến hành thảo luận kết quả của từng nhóm nhân tố ảnh hưởng như sau:

4.5.1. Nhân tố Văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức (KKCT)

Nhân tố Văn hóa khuyến khích cải tiến của tổ chức (KKCT) có hệ số hồi quy chuẩn hóa β= 0,049 với Sig. = 0,002 cho thấy tác động tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dyk và Belle (2019) trước đó.

Đây là nhân tố phản ánh văn hóa, mơi trường làm việc doanh nghiệp sẽ khuyến khích sự phát triển, sáng tạo của nhân viên. Sự khuyến khích của doanh nghiệp thể hiện qua việc cung cấp hỗ trợ nhân viên học hỏi công nghệ mới (KKCT1), ln khuyến khích khen thưởng cho nhân viên có tính sáng tạo (KKCT2) và doanh nghiệp có chiến lược đổi mới công nghệ cụ thể (KKCT3) sẽ là nguồn động lực thúc đẩy quyết định chuyển đổi. Hầu hết đối tượng tham gia khảo sát đều đồng ý với các thang đo của nhân tố Văn khóa khuyến khích cải tiến của tổ chức. Một mơi trường làm việc tích cực sẽ tạo nên doanh nghiệp có tính thích ứng cao với nhu cầu khơng ngừng thay đổi của ngành. Đây là điều cần thiết với sự phát triển của DNNVV với thực trạng phát triển thay đổi không ngừng của khối doanh nghiệp này. Cùng với đó, kết quả phân tích cũng cho thấy lãnh đạo doanh nghiệp cần có những chiến lược chuyển đổi số cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn để mang lại kết quả tốt nhất.

4.5.2. Nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực (CLNL)

Trong nhóm nhân tố Tổ chức, nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực có tác động đến quyết định chuyển đổi số với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,056 với Sig.= 0,000. Trong mơ hình nghiên cứu, đây cũng là biến độc lập có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc hoạt động chuyển đổi số.

Theo Hệ thống thông tin thống kê KH&CN (CESTI), 17% doanh nghiệp cịn thiếu nhân lực có kỹ năng số. Dựa trên kết quả thống kê giá trị trung bình các thang đo cho thấy trước sự đổi mới về công nghệ, doanh nghiệp đang cảm thấy quan ngại về việc là nhân viên khơng có khả năng sử dụng, cập nhật công nghệ số để giải quyết những vấn đề phát sinh (CLNL1), nhân viên khơng có khả năng chia sẻ, truyền đạt kiến thức công nghệ với nhau (CLNL2) và lãnh đạo doanh nghiệp khơng có những chiến lược nhân lực kịp thời với sự đổi mới của công nghệ (CLNL3). Theo Genesta và Gamache (2021), nếu DNNVV phải đối mặt với tình trạng nhân viên thiếu trình độ sử dụng cơng nghệ thì rất khó có thể tập trung vào việc triển khai các công nghệ của Công nghiệp 4.0 ngay từ đầu. Theo Peillon và Dubruc (2019) , rào cản lớn đối với việc số hóa các dịch vụ là thiếu nhân viên có trình độ để phát triển và cung cấp các dịch vụ đó. Kỹ năng số hóa làm tăng đáng kể độ phức tạp, tính trừu tượng và kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết cho tất cả nhân viên. Hơn nữa, những nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ cần có hồ sơ trình độ kỹ thuật bao gồm kiến thức về kỹ thuật, cơ điện tử và công nghệ thông tin. Năng lực kỹ thuật số, là khả năng sử dụng cơng nghệ kỹ thuật số một cách hiệu quả, có thể được coi là điều kiện tiên quyết để tăng cường số hóa. Khi đó, thiếu năng lực kỹ thuật số có thể là một rào cản quan trọng đối với các DNNVV. Bên cạnh đó, DNNVV vẫn cịn non trẻ, các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng phần lớn nguồn nhân lực lâu năm, quen với quy trình cơng việc cũ nên đây là thách thức rất lớn trong việc chuyển đổi số. Kết hợp giữa kết quả hồi quy, thảo luận và phân tích thì ta có thể đưa ra kết luận giả thuyết “Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp càng diễn ra mạnh mẽ” là chính xác.

4.5.3. Nhân tố Tài chính của doanh nghiệp (TCDN)

Một trong các rào cản mà DNNVV phải đối mặt với để thực hiện chuyển đổi số là khó khăn về chi phí. Nhân tố Tài chính trong nhóm Tổ chức có tác động mạnh nhất đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,061 với Sig.= 0,000. Theo kết quả thống kê, mức độ đánh giá trung bình của biến độc lập TCDN dao động trong khoảng 3,58-3,74/5.

Mức độ đồng ý doanh nghiệp có quỹ/nguồn tài chính cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ chuyển đổi số (TCDN1), doanh nghiệp ưu tiên đầu tư tài chính cho hoạt động cải tiến kỹ thuật công nghệ số hơn là những hoạt động cải tiến khác (TCDN3) khá cao. Điều này cho thấy DNNVV có thái độ tích cực trong việc nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, tuy nhiên, mức độ đồng ý việc doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả cho nguồn lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số (TCDN2) cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc đầu tư về công nghệ đồng thời phải có người hiểu biết và sử dụng được công nghệ số. Ngồi ra mức việc doanh nghiệp có chiến lược tài chính phù hợp trong việc sử dụng cơng nghệ mới để đạt hiệu quả kinh doanh vẫn chưa được quan tâm nhiều, đây là rào cản lớn trong hoạt động chuyển đổi số. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với thực tế và nghiên cứu của (Dyk và Belle, 2019; Zapata, et al., 2020; Genesta và Gamache, 2021) về tác động của tài chính đến hoạt động chuyển đổi số trước đó.

4.5.4. Nhân tố Mức độ bảo mật (MDBM)

Trong nhóm nhân tố Cơng nghệ thì vấn đề mức độ bảo mật là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến cân nhắc của DNNVV khi quyết định sử dụng loại công nghệ nào. Theo kết quả hồi quy, biến độc lập Mức độ bảo mật (BM) có tác động tích cực đến quyết định chuyển đổi số với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,053 và Sig. = 0,000< 0,05.

Tâm lý doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng mức độ an tồn của cơng nghệ kết hợp với các nhân tố khác sẽ tạo cản trở đến hoạt động đổi mới. Theo kết quả thống kê, công ty đã thực hiện phân cấp quản lý thông tin để tăng mức độ bảo mật (MDBM2) được đồng ý với mức giá trị trung bình là 3,39. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn

của thang đo MDBM2 khá cao là 1,026; nghĩa là cũng có nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp để nâng cao vấn đề bảo mật. Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam là quốc gia thuộc top đầu quốc gia có số lượng các DNNVV bị tấn cơng bảo mật nhiều nhất. Vì thế, ngồi chi phí, độ phù hợp của cơng nghệ thì DNNVV tại Việt Nam nên cân nhắc đến mức độ bảo mật như ưu tiên sử dụng những cơng nghệ số có mức độ bảo mật thơng tin cao (MDBM3) hay quan tâm việc cải tiến hệ thống cơng nghệ số hiện có để tăng tính bảo mật (MDBM4). Dữ liệu là đơn vị tiền tệ của tổ chức và tổ chức phải bảo vệ tài sản trí tuệ đó bằng mọi giá, doanh nghiệp đang đặt mọi thứ của mình vào một nơi trên thế giới (ví dụ như cơng nghệ đám mây), vì vậy bảo mật là một trong những yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu. Đây là điểm tạo nên thế mạnh chiến lược lâu dài và đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dyk và Belle (2019) trước đó.

4.5.5. Nhân tố Áp lực cạnh tranh (ALCT)

Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Áp lực cạnh tranh (CT) có tác động tích cực đến quyết định của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa β=0,059 và Sig. = 0,000.

Tác giả nghiên cứu áp lực cạnh tranh của DNNVV dựa trên 2 mặt: áp lực cạnh tranh ngành và áp lực khách hàng. Đối thủ cạnh tranh trong ngành luôn bắt kịp xu hướng mới nhờ công nghệ số (ALCT1) và khách hàng yêu cầu về thời gian cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngày càng ngắn (ALCT4). Hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đồng ý với việc áp lực cạnh tranh giá thị trường ngành tăng nhờ áp dụng công nghệ số (ALCT2). Sự đổi mới công nghệ số của ngành diễn ra rất nhanh (ALCT3) cũng tác động tích cực đến quyết định đổi mới của doanh nghiệp. Áp lực từ phía khách hàng khiến doanh nghiệp buộc phải đổi mới để áp ứng và tạo lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, doanh nghiệp phản ứng mạnh hơn với những đổi mới công nghệ kỹ thuật số có thể nhìn thấy bên ngồi, ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng. Khi nhận thức của khách hàng về sự đổi mới công nghệ số bị ảnh hưởng tích cực bởi một thứ gì đó, thì điều gì đó có thể nhìn thấy rõ ràng doanh nghiệp sẽ buộc phải cân nhắc về việc áp dụng công nghệ số. Đây cũng là nhân tố cao thứ hai có tác

động mạnh đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV. Do đó, kết quả nghiên cứu là hồn tồn phù hợp với thực tế và nghiên cứu của Dyk và Belle (2019).

4.5.6. Nhân tố Hỗ trợ từ chính phủ (HTCP)

Theo kết quả nghiên cứu, với hệ số hồi quy chuẩn hóa β=0,041 với Sig.= 0,007, mức đồng ý trung bình dao động trong khoảng 3,16-3.25/5, nhân tố Hỗ trợ từ chính phủ sẽ tác động tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV.

Việc các hỗ trợ tài chính cho hoạt động phát triển cơng nghệ đối với doanh nghiệp (HTCP1), đưa ra những điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính (HTCP2) sẽ tác động tích cực đến hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mức đồng ý trung bình trong việc khảo sát chính phủ hỗ trợ tài chính cho hoạt động phát triển cơng nghệ đối với doanh nghiệp chỉ đạt 3,16, đây là mức đồng ý thấp nhất trong tất cả các thang đo của biến độc lập. Con số cho thấy dưới góc độ là một doanh nghiệp, việc được hỗ trợ tài chính trong việc ứng dụng cơng nghệ cịn hạn chế. Về việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, chính phủ đã có những hỗ trợ tích cực, các khố học về chuyển đổi số, cơng nghệ số được tổ chức giảng dạy nhiều hơn ở các trung tâm, viện, cơ quan, tổ chức, trường học đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực với nhiều kỹ năng và kiến thức mới phù hợp với xu hướng phát triển ngành (HTCP3). Chính phủ khuyến khích các dự án trao đổi công nghệ số giữa các tổ chức thơng qua chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (HTCP4). Theo Hệ thống thông tin thống kê KH&CN (CESTI), vào ngày 09/09/2021, Sở KH&CN TP.HCM đã phối hợp với Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam tồn cầu chức Hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số góp phần tăng trưởng thị

trường của doanh nghiệp sau đại dịch” để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.

Hoạt động chuyển đổi số của DNNVV đứng trước vơ vàng khó khăn từ bên trong và bên ngoài, nên các chính sách, chủ trương ủng hộ của chính phủ sẽ là nguồn động lực rất lớn đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp.

4.5.7. Nhân tố Hạ tầng kỹ thuật (HTKT)

Theo kết quả hồi quy đa biến, biến độc lập Hạ tầng kỹ thuật (HTKT) có tác động tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,059 và Sig. = 0,000 < 0,05.

Theo kết quả thống kê cho thấy, doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng cơng nghệ, dữ liệu thông tin đồng bộ đáp ứng cho việc thực hiện chuyển đổi số (HTKT1) và hệ thống công nghệ đáp ứng được việc phát triển công nghệ thông tin trong tương lai mười lăm năm (HTKT4) có tỷ lệ khá thấp. Theo đó, các DNNVV đang phải đối mặt với việc cần phải trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng nhu cầu triển khai hoạt động chuyển đổi số ban đầu. Ngày 27/8/2021, Viện Chiến lược TT&TT– Bộ TT&TT đã tổ chức hội thảo “Cơ sở hạ tầng số phục vụ Chính phủ số”. Việc xây dựng hạ tầng số cần phải được nâng cao nhận thức và tập trung xây dựng hạ tầng số, coi đây là các nhiệm vụ hàng đầu trong thời chuyển đổi số. Dựa trên kết quả hồi quy, thảo luận và phân tích thì ta có thể đưa ra kết luận giả thuyết “Hạ tầng kỹ thuật doanh nghiệp càng có tốc độ kết nối cao thì càng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chuyển đổi số của DNNVV” là chính xác.

4.5.8. Biến phụ thuộc hoạt động chuyển đổi số

Kết quả đã phản ánh thái độ thực hiện hoạt động chuyển đổi số của DNNVV tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh có mức dao động trung bình từ 3,44-3,53/5.

Với mức đồng ý trung bình là 3,53, kết quả cho thấy phần lớn doanh nghiệp tin tưởng và xác định sẽ tham gia vào chuyển đổi số (CDS1). Doanh nghiệp có kế hoạch vượt qua các khó khăn để thực hiện hoạt động chuyển đổi số (CDS3) có giá trị trung bình 3,46. Tuy nhiên, trong tương lai gần doanh nghiệp có kế hoạch vượt qua các khó khăn để thực hiện hoạt động chuyển đổi số (CDS2) vẫn chưa cao. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế hậu Covid-19 như hiện tại, doanh nghiệp buộc phải tập trung 100% nguồn lực để vượt qua những hậu quả sau dịch. Nhưng với giá trị trên mức trung bình này là tín hiệu đáng mừng cho việc doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định trong việc chuyển đổi số có tầm quan trọng như thế nào đến phát triển tương lai. Cùng với ý kiến thảo luận và nghiên cứu của mình, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho DNNVV trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành liên quan để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số đối với DNNVV.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w