1.2. Giải pháp công nghệ trong các hoạt động logistics
1.2.1. Khái niệm giải pháp công nghệ trong các hoạt động quản trị logistics
Giải pháp công nghệ là một trong những chủ đề được nghiên cứu rất nhiều trong thời buổi hiện nay vì nó có tác động đến việc thiết kế sản phẩm, quy cách kỹ thuật, quy trình sản xuất và giao hàng (Hofman & Rusch, 2017). Trong nền kinh tế hiện nay, các nhân tố thị trường, nhu cầu khách hàng, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng ngày càng tăng thúc đẩy các nhà sản xuất phải mở rộng mạng lưới logistics để điều phối tất cả các nhà cung ứng và tối ưu hóa qúa trình logistics bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để thắt chặt quá trình ra quyết định (Lasi, 2014)
Giải pháp cơng nghệ là việc tăng cường sử dụng Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) cho phép kết nối các thơng tin về sản phẩm, máy móc, dịch vụ, con người và sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Do đó, giải pháp cơng nghệ dựa trên việc sử dụng các ứng dụng công nghệ cho phép lập kế hoạch hiệu quả các nguồn lực và quản lý hệ thống kho vận và vận tải để đảm bảo kết quả tốt nhất trong việc truyền dữ liệu giữa các phòng ban (Barreto, L., Amaral, A., & Pereira, T., 2017)
Winkelhaus đã nêu bật lên 3 khía cạnh chính để làm rõ hơn về khái niệm giải pháp công nghệ trong logistics (Sven Winkelhaus , 2019):
- Ý nghĩa của mơ hình sản xuất mới (tùy biến đại chúng) cho logistics
- Ứng dụng những công nghệ kỹ thuật số mới như IoT, hệ thống thực - ảo,… -Tầm quan trọng của con người trong vai trò nhân viên, khách hàng, các bên liên
quan,…
Khía cạnh cuối cùng cho thấy con người là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc phát triển các giải pháp công nghệ ứng dụng trong hoạt động logistics, mà ở đây có thể hiểu là những nhà quản trị logistics.
Các giải pháp công nghệ trong logistics trải qua 2 giai đoạn là thay thế các hình thức truyền thống bằng cơng nghệ và phát triển các hình thức hiện đại này theo hướng tích cực.
Để chỉ rõ các ứng dụng chính của các giải pháp công nghệ trong các hoạt động logistics, phân thành 4 nhóm giải pháp (Strandhagen, 2017):
-Hỗ trợ quyết định và ra quyết định: đề cập đến tiềm năng của Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và Phân tích dữ liệu lớn để tự động hóa các quy trình quyết định hoặc hỗ trợ việc ra quyết định của con người dựa trên cách tiếp cận dữ liệu. -Nhận dạng và kết nối: đề cập đến IoT và các cơng nghệ cảm biến thơng minh có thể
xác định sản phẩm và vật liệu một cách duy nhất, và do đó, cải thiện việc theo dõi và truy tìm các sản phẩm bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.
-Luồng thơng tin liền mạch - đề cập đến hệ thống cơng nghệ thơng tin tích hợp (hoặc tích hợp dọc), đồng thời thúc đẩy Điện tốn đám mây, để cung cấp thời gian thực truy cập dữ liệu và thơng tin từ nhiều nguồn, nhằm mục đích cho phép lập kế hoạch sản xuất theo thời gian thực nhanh hơn và hệ thống hơn.
-Tự động hóa, robot và cơng nghệ sản xuất mới: liên quan đến sự ra đời của các thiết bị mới và hệ thống vận tải thơng minh có thể thay thế hoặc hỗ trợ các hoạt động thủ cơng của con người trong q trình làm việc.
Do đó, các giải pháp cơng nghệ có thể hỗ trợ tích cực cho các hoạt động logistics cả trong các hoạt động vật lý (chẳng hạn liên quan đến việc xử lý nguyên vật liệu, kho vận và vận tải) và các hoạt động quản lý (chủ yếu liên quan đến lập kế hoạch nguồn lực). Đồng thời, các cơng nghệ mới có những tác động tiềm tàng đến cả các luồng logistics nội bộ (Schmidtke, 2018), và tồn bộ q trình chuỗi cung ứng nhờ khả năng đạt được “tích hợp theo chiều ngang” giữa các bên liên quan, giúp cải thiện khả năng thấu thị và phối hợp của họ.