CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT
2.1 Giới thiệu Ví điện tử
2.1.1 Khái niệm Ví điện tử
Ví điện tử là một thuật ngữ được sử dụng trong giao dịch thương mại điện tử. Ví điện tử xuất hiện lần đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào năm 1996 với tên gọi là “ví kỹ thuật số” bởi Sam Pitroda - người sáng lập Digital Wallet, Sam Pitroda. Sam Pitroda định nghĩa ví điện tử sẽ chỉ bao gồm một màn hình cảm ứng và giao diện sử dụng đơn giản và có kích thước khơng q lớn hơn so với thẻ ngân hàng thơng thường. Với mục đích nghiên cứu ban đầu, ví điện tử khơng sử dụng để lưu trữ tiền và giao dịch điện tử mà đơn giản chỉ là một phiên bản kỹ thuật số của ví tiền, séc và thẻ.
Hiện nay, ví điện tử đã trở nên rất thông dụng trên nhiều trang thương mại điện tử và dần trở thành một phần trong hình thức thanh tốn theo xu hướng mới. Trên thực tế, ví điện tử thực chất được biết đến là một loại ví số hay là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc qua website dùng để lưu trữ, thanh tốn và giao dịch trực tuyến. Tùy theo những khía cạnh khác nhau mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về ví điện tử. Theo Sách trắng GSMA khơng bảo mật (2012) thì Ví điện tử là một ứng dụng phần mềm trong thiết bị di động có vai trị tương tự như ví truyền thống có thể giữ thẻ thanh tốn, biên lai, chứng từ, vé, thẻ khách hàng thân thiết và các mục tương tự. Hay Pachpande và Kamble (2018) định nghĩa, “Ví điện tử là một loại thẻ hoạt động bằng điện tử và thẻ này dùng để sử dụng cho các giao dịch được thực hiện trực tuyến thơng qua máy tính hoặc điện thoại thơng minh và đồng thời tiện ích của nó cũng giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ”. (Pachpande và Kamble, 2018, tr. 33)
Như vậy, có thể hiểu Ví điện tử đơn giản chỉ là một chiếc ví da truyền thống bình thường. Tuy nhiên, những tờ tiền mặt, biên lai, phiếu giảm giá,… dày cộm trong ví sẽ được thay thế bằng một chiếc ví được tích hợp “thơng minh” hơn. Khơng chỉ là
chiếc ví chỉ lưu trữ tiền mà cịn là một hình thức lưu trữ tiền, liên kết tài khoản ngân hàng, liên kết thẻ trong ứng dụng của điện thoại.
2.1.2 Đặc điểm của Ví điện tử
Ví điện tử được định nghĩa là một phần mềm trên điện thoại cầm tay có chức năng như một hộp điện tử có chứa thẻ thanh toán, các loại vé, thẻ thành viên, phiếu tính tiền, phiếu ưu đãi và những thứ khác có thể tìm thấy trong một chiếc ví thơng thường. Ví điện tử giúp người dùng có thể quản lý tài sản thông qua giao tiếp từ trường di động. Điều này có nghĩa là, ví điện tử được cài đặt trên thiết bị điện tử và người sử dụng có thể tải xuống và cài đặt trên thiết bị di động từ các ứng dụng: Appstore, Google Play Store,….
Do đó, một chiếc ví điện tử bao gồm 2 phần là thiết bị thông tin và phần mềm:
Phần mềm là các chế độ bảo mật, mã hóa thông tin cá nhân cũng như các giao
dịch thực tế. Ví điện tử sẽ được quản lý bởi người dùng phần mềm, đồng thời, nó cũng được thiết kế để tương thích với các trang thương mại điện tử.
Thiết bị thơng tin chính là các dữ liệu thông tin của người dùng thêm vào, các
thông tin này sẽ gồm có: địa chỉ hóa đơn, địa chỉ có thể chuyển hàng, chọn phương thức để thanh tốn và một số thơng tin khác. Bên cạnh đó, cũng có thể tự kiểm tra tài khoản, các hóa đơn giao dịch mới và cũ.
2.1.3 Phân loại Ví điện tử
Ví điện tử được xem như là một ứng dụng phần mềm dùng trên thiết bị di động cầm tay, vì thế để phân loại các loại ví điện tử cần dựa trên yếu tố cơng nghệ để hỗ trợ kích hoạt ví điện tử. Cơng nghệ hỗ trợ kích hoạt ví điện tử hiện nay bao gồm một số loại như sau:
Một là, giao tiếp trường gần (NCF):
Công nghệ này được sử dụng phổ biến tại Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Công nghệ không dây này cho phép người sử dụng tiến hành thanh toán tại điểm bán hàng thực (POS). Để thiết bị hoạt động, khách hàng phải sử dụng ví điện tử được cài đặt cơng nghệ NFC và thiết bị tại điểm thanh tốn phải tương thích NFC. Có nghĩa là, cả
hai thiết bị đều bắt buộc phải có sử dụng NFC. Khơng cần thực hiện nhiều bước để kết nối, chỉ cần cách vẫy hoặc chạm vào thiết bị di động được cài đặt NFC và thiết bị tương thích NFC trong khoảng cách đầu ở gần (trong vịng 10 cm) thì người dùng có thể tiến hành thanh toán hoặc trao đổi dữ liệu. Ví dụ về ví điện tử sử dụng cơng nghệ NFC bao gồm: Apple Pay, Android Pay, Samsung Pay.
Hai là, mã quang học/QR:
Mã QR là một hình thức hỗ trợ kích hoạt ví điện tử, hoạt động hai chiều, có thể chứa nhiều loại dữ liệu. Máy quét mã vạch hoặc bất kỳ thiết bị nào được trang bị camera đều có khả năng đọc được mã QR. Mã QR có hai loại: Thứ nhất là mã do người tiêu dùng cung cấp và khách hàng sẽ kích hoạt ví điện tử hoạt động bằng cách quét mã QR đó tại thiết bị có thể đọc được mã vạch ở điểm bán hàng của người bán. Loại thứ hai là mã QR do người bán hàng cung cấp và khách hàng quét mã QR do người bán tạo bằng máy ảnh trong ứng dụng ví của người dùng. Trên thực tế, ứng dụng ví có thể cung cấp cả hai loại hình thanh tốn bằng mã QR. Ví dụ về ví mã QR bao gồm: Alipay, Wechat Pay.
Thứ ba, dựa trên văn bản
Hình thức thanh tốn thơng qua tin nhắn đã được sử dụng từ lâu và ngày nay nó vẫn là một lựa chọn thanh tốn phổ biến. Ưu điểm của hình thức này là người dùng có thể thanh tốn mà khơng cần kết nối internet. Đồng thời, phương thức thanh tốn này cũng khơng u cầu người dùng cung cấp các thơng tin về thẻ tín dụng. Thay vào đó, số giao dịch thanh toán đó được sử dụng dư trả trước trong ví điện tử hoặc sẽ thanh toán vào hóa đơn trả sau tùy thuộc vào cách thức thanh tốn của họ. Hình thức này chỉ cần người dùng nhập mã được gửi đến số điện thoại mà người dùng đăng ký với ví điện tử hoặc nhập số điện thoại vào trang web. Tuy nhiên, ở hình thức này, người dùng có thể sẽ phải trả thêm phí khi nhận tin nhắn thanh tốn.
Ngồi ra, tại Việt Nam có có hai loại ví điện tử: Ví điện tử cá nhân và ví điện tử doanh nghiệp.
Ví điện tử cá nhân: Là loại ví dùng trong các giao dịch phục vụ mục đích cá nhân: mua sắm, thanh tốn bằng hình thức trực tuyến trên các trang website cho phép thanh toán qua ví điện tử.
Ví điện tử doanh nghiệp: Là loại ví điện tử được doanh nghiệp sử dụng với mục đích chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử. Ví điện tử này khi kích hoạt sẽ được cung cấp thông tin về tài khoản và mật khẩu cần thiết để truy cập vào một trang website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ.