CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT
2.7. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
2.7.1 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)
Với mơ hình nghiên cứu về Sự từ chối cơng nghệ: trường hợp Ví di động (Cell
phone wallet) của Swilley vào năm 2010, tác giả đã dựa trên mơ hình chấp nhận cơng
nghệ (TAM). Mơ hình nghiên cứu được đề xuất nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố, cụ thể: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận rủi ro, An toàn/Bảo mật, Thái độ và Ý định sử dụng. Tác giả đã tiến hành 02 cuộc khảo sát nhằm mục đích kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đặt ra trước đó. Cuộc khảo sát thứ nhất được thực hiện thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát với đối tượng là sinh viên đại học và thu được 226 phiếu trả lời. Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành qua email và nhận được 480 phản hồi. Từ kết quả tác giả nhận được từ hai cuộc khảo sát trên, kết quả phân tích cho thấy nhân tố Cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến nhân tố Cảm nhận hữu ích. Đồng thời, nhân tố Cảm nhận rủi ro cũng có ảnh hưởng tích cực đến nhân tố Thái độ đối với Ví di động. Trong khi đó, nhân tố An toàn/Bảo mật ảnh hưởng âm đến Thái độ đối với Ví di động và nhân tố Thái độ đối với ví di động có ảnh hưởng âm lên ý định sử dụng ví di động.
Jay Trivedi (2016) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến việc chấp nhận ví điện tử ở đối tượng gen Y – những người sinh sau những năm 1980 tại Ấn Độ. Mô hình nghiên cứu đề xuất được tác giả sử dụng là mô hình TAM, trong đó, 05 nhân tố được đề xuất nghiên cứu: tính dễ sử dụng được cảm nhận (PEOU), tính hữu ích được cảm nhận (PU), chuẩn mực chủ quan (SN), sự tin tưởng được nhận thức (PT), và tự hiệu quả (SE). Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 480 sinh viên (không phân biệt nam và nữ ở độ tuổi từ 21-25 tuổi). Qua kết quả phân tích
dữ liệu khảo sát thu được từ kết quả 336 sinh viên cho thấy, nhân tố tính dễ sử dụng được cảm nhận (PEOU) có tác động mạnh nhất và nhân tố tính hữu ích được cảm nhận (PU) được xác định có tác động đáng kể đến quyết định sử dụng ví điện tử của gen Y ở Ấn Độ. Trong khi đó, 03 nhân tố: nhân tố chuẩn mực chủ quan (SN), sự tin tưởng được nhận thức (PT), và niểm tin vào năng lực tự xử lý của bản thân (SE) sau khi kiểm định hồi quy được xác định không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định sử dụng ví điện tử của gen Y ở Ấn Độ.
2.7.2 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình Lý thuyết về hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Với mơ hình nghiên cứu về ví điện tử, sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT của Ricardo de SenaAbrahão và các cộng sự (2016) được thực hiện tại Brazil, nhóm tác giả đã sử dụng lý thuyết thống nhất về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT). Nhóm tác giả đưa ra mơ hình đề x́t bao gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng và sử dụng ví điện tử khách hàng tại Brazil, bao gồm: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro và Chi phí cảm nhận. Việc loại bỏ nhân tố Điều kiện thuận lợi và bổ sung hai nhân tố Nhận thức rủi ro và Chi phí cảm nhận được tác giả thực hiện sau khi nhóm tác giả nghiên cứu và thống nhất sử dụng các nhân tố bên ngồi để điều chỉnh mơ hình. Kết quả dữ liệu nhóm tác giả thu thập được sau khi tiến hành thực nghiệm nghiên cứu thông qua hình thức khảo sát trực tuyến từ email thu được là 605 mẫu hợp lệ. Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả chỉ ra rằng 76% ý định hành vi được tác động thông qua nhân tố Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội và Nhận thức rủi ro.
Trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Linh Phương đã xây dựng thang đo cho 9 khái niệm nghiên cứu gồm Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng người dùng và Ý định sử dụng. Thông qua kết quả khảo sát 265 mẫu tác giả thu thập được, ngoại trừ nhân tố Điều kiện thuận lợi và ý định sử dụng, các yếu tố cịn lại đều có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của các khách hàng cá nhân. Trong đó, nhân tố
tin cậy cảm nhận là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Và nhân tố Hữu ích mong đợi là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng.
Năm 2021, tác giả Bùi Nhất Vương đã tiến hành một nghiên cứu với mục đích khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại của người dân tại Thành phố Cần Thơ. Trong bối cảnh của nghiên cứu tác giả đã ứng dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM để tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về mơ hình UTAUT (Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ) để đo lường các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử. Thông qua dữ liệu thu nhận được của 201 đáp viên tham gia khảo sát, tác giả đã chỉ ra ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại Thành phố Cần Thơ chịu tác động bởi bốn nhân tố chính: Nhận thức uy tín, điều kiện thuận lợi, hiệu quả kỳ vọng và ảnh hưởng xã hội. Trong bốn nhân tố tác động, tác giả cũng chỉ ra rằng, nhân tố nhận thức uy tín là thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử. Thơng qua những ứng viên có kiến thức về ví điện tử Momo, ZaloPay, AirPay, ViettelPay tại Thành phố Cần Thơ, tác giả đã đưa ra những đề xuất một số hàm ý quản trị.
Năm 2019, tác giả Đào Thị Thu Hường đã áp dụng Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT) để xây dụng mơ hình nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng ví điện tử trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại Thành phố Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, ngồi bốn nhân tố của mơ hình UTAUT, tác giả cịn bổ sung thêm ba nhân tố: Thói quen sử dụng, Dự định sử dụng và Hành vi sử dụng vào mơ hình nghiên cứu của tác giả. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng để xử lý 272 dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với 28 biến quan sát đo lường cho 7 nhóm nhân tố đề xuất. Dữ liệu tác giả thu thập được là dữ liệu khảo sát của những khách hàng đã từng sử dụng hoặc sẽ có ý định sử dụng ví điện tử tại Thành phố Đà Nẵng. Qua kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), tác giả đã chỉ ra rằng nhân tố Ảnh hưởng xã hội, Hiệu quả kỳ vọng và Điều kiện thuận lợi là ba nhân tố có sự tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng thơng qua hành vi dự định. Đối với nhân tố thói quen sử dụng, tác giả nhận thấy đây là nhân tố giữ vai trị chủ yếu thúc đẩy hành vi sử dụng ví điện tử.
2.7.3 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM) và Lý thuyết về hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Amin (2009) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Sabah – Malaysia về các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân. Để thực hiện nghiên cứu này, Amin đã sử dụng mơ hình TAM và mơ hình UTAUT. Đồng thời, tác giả cũng đã bổ sung thêm vào mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) 03 nhân tố mới phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm: Cảm nhận biểu cảm, cảm nhận tin cậy, hiểu biết về ví di động. Kết quả phân tích dữ liệu với 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ (với mức ý nghĩa 95%) cho thấy có 04 nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân tại Saudi Arabia bao gồm: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động.