CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT
2.3 Một số quy định của Pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực Ví điện
bay, vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các doanh nghiệp cung ứng ví điện tử đã tăng cường chức năng mua vé bằng hình thức trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu và sự tiện lợi của khách hàng tiêu dùng VĐT.
- Thanh tốn học phí: Cho phép người dùng dễ dàng và thuận tiện chi trả học
phí cho những khóa học trực tuyến, đào tạo từ xa …
- Thanh toán đặt phòng, mua bảo hiểm Ơ tơ, bảo hiểm xe máy …
2.3 Một số quy định của Pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử điện tử
Thanh toán và giao dịch qua ví điện tử đã ngày càng trở thành phương thức thanh toán và giao dịch phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau sẽ áp dụng quy định hoạt động thanh tốn và giao dịch qua ví điện tử được xây dựng một mơ hình khác nhau. Tại Việt Nam, kể từ năm 2005, Quốc hội đã thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho thanh toán điện tử, đó là Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử sau hơn 15 năm thi hành đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy các giao dịch điện tử, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội: Luật được Quốc hội hóa XI, thông qua tại kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006. Luật Giao dịch điện tử được xây dựng trên cơ sở Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế với 8 Chương và 54 điều mang tính chất luật khung, nguyên tắc đối với các vấn đề kỹ thuật của giao dịch trên môi trường điện tử: Chữ ký điện tử, các tổ chức cung cấp dịch vụ để chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử. Đây được xem như văn bản Luật đầu tiên tại Việt Nam xây dựng hiệu lực pháp lý trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
- Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán khơng dùng tiền mặt được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ 26/3/2013, ví điện tử được xem là một dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp cho người dùng ví một tài khoản kỹ thuật số được liên kết với một phương tiện điện tử có chứa giá trị tiền tệ. Theo Nghị định quy định, người dùng tài khoản chỉ có thể sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ. Đồng thời, chủ tài khoản được quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.
- Ngoài Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016, Thông tư số 39/2014 / TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là văn bản quy định được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 23/2019 / TT-NHNN ngày 22/11/2019 (Thông tư số 39). Đây là những văn bản điều chỉnh dịch vụ thanh toán qua ví điện tử. Hay tại Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định, Dịch vụ ví điện tử là một trong các loại dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định. Tuy nhiên, các tài liệu này không đề cập đến khái niệm tiền điện tử như là đồng tiền thanh toán trong ví điện tử.
- Thông tư 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 07/01/2020 với những sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định: hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của một người sử dụng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ tối đa không vượt quá 100 triệu đồng/tháng và chủ tài khoản phải liên kết ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ ví điện tử) tại ngân hàng liên kết. Đồng thời, bỏ quy định hạn chế số lượng ví điện tử đối với mỗi khách hàng và vẫn giữ nguyên quy định cấm các đơn vị cung cấp ví điện tử cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử, hoặc bất kỳ hành động có thể làm gia tăng giá trị tiền tệ của ví điện tử.
Ngoài ra, liên quan đến bảo mật thơng tin, nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử cũng phải tuân thủ đúng các nghĩa vụ được quy định các văn bản: Luật An tồn thơng tin
mạng năm 2015, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 101. Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định rõ ràng đến nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ trong việc xử lý các tình huống rủi ro liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, mạng hoặc trong các giao dịch có yếu tố lỗi.