Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 106 - 109)

tìm ranh ng s nph m phù h p.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV là cơ quan chủ quản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, mọi hoạt động của Chi nhánh đều thông qua trung tâm điều hành này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh thì việc giúp đỡ chỉ đạo và những chính sách định hướng của BIDV đóng vai trò rất quan trọng do vậy BIDV cần:

• Ban hành Quy định về cho vay tiêu dùng đảm bảo nguyên tắc cấp cho vay tiêu dùng nhanh chóng, thuận lợi. Để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng, yêu cầu quan trọng là thủ tục nhanh chóng, thuận lợi. Khách hàng vay tiêu dùng với đặc trưng là các cá nhân, hộ gia đình hiện nay hiểu biết về các hoạt động Ngân hàng còn hạn chế. Vì vậy, các sản phẩm cho vay tiêu dùng cần được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản hoá thủ tục trên cơ sở đảm bảo an toàn cho vay. Ngoài ra, cần ban hành Quy trình chuẩn cho vay tiêu dùng để các Chi nhánh có cơ sở thực hiện thống nhất và phù hợp với yêu cầu thực tế.

• Xây dựng, triển khai hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng cá nhân, triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng chuẩn. Hiện nay, việc xây dựng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo cách thức mới, “bán tự động” trên cơ sở khách hàng được xếp hạng tín nhiệm (chấm điểm theo thẻ chấm điểm) cần được BIDV nghiên cứu triển khai sớm. Hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân đang được triển khai xây dựng. Khi Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ đối với khách hàng tư nhân cá thể được áp dụng thì cần xây dựng và quản lý các sản phẩm cho vay tiêu dùng chuẩn áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cần nghiên cứu phát triển phần mềm phê duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân để thực hiện phê duyệt hàng loạt.

triển khai sản phẩm cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay có bảo đảm bằng bất động sản, sớm phát hành thẻ Visa Debit, thẻ Master để thâm nhập và phát triển thị phần trong lĩnh vực này do BIDV là ngân hàng triển khai sau. Ngoài ra, cần xây dựng phát triển các sản phẩm theo hướng ứng dụng công nghệ để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của sản phẩm.

• BIDV tạo điều kiện cho Chi nhánh triển khai, đưa vào áp dụng sản phẩm mới. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng mặc dù đã được phép triển khai nhưng thực sự chưa đi vào cuộc sống do gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế còn khá cứng nhắc, chưa tạo được sự linh hoạt cho các chi nhánh.

• Do số lượng khách hàng lớn, số khoản vay nhiều, nhiều kỳ hạn trả như trả hàng tháng, trả hàng quý…nên việc theo dõi thủ công không phù hợp, kiến nghị Trung ương nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý theo dõi riêng tình hình vay trả của khách hàng, thông báo các khoản nợ đến hạn, tự động cập nhật, điều chỉnh lãi suất theo quy định của ngân hàng…

• Chính sách tuyển dụng và đào tạo: BIDV nên cho phép chi nhánh có sự chủ động hơn trong công tác tuyển dụng nhân sự. Hiện nay cán bộ chi nhánh còn thiếu trong khi chi nhánh phải chờ theo đợt tuyển dụng của Hội Sở Chính và phân bổ về các chi nhánh dẫn đến thiếu cán bộ thực hiện cho vay. Hơn nữa, các cán bộ cho vay còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên đề nghị Hội Sở Chính và Trung tâm đào tạo thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng như các khoá đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ cho vay tại Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế. Thực tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM phải tiếp tục đổi mới hoạt động, phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phục vụ nền kinh tế tốt hơn, có hiệu quả hơn. Trên cơ sở nền tảng sẵn có, song song với việc tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, các ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống của mình để ngày càng phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Hoạt động cho vay tuy là một hoạt động chứa đựng rủi ro cao nhưng việc quan tâm phát triển hoạt động cho vay vẫn là lẽ tất yếu. Những năm tới khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển hơn nữa, trở thành các kênh dẫn vốn lớn cho doanh nghiệp thì vai trò của ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ giảm đi, đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu hướng tới của ngân hàng. Do đó, phát triển CVTD nhằm kích cầu là biện pháp hiệu quả tác động đến sản xuất, kích thích phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, phát triển CVTD vẫn là vấn đề còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện liên quan đến cơ chế, chính sách. Vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, suy nghĩ, hy vọng góp phần phát triển hơn nữa hoạt động CVTD tại Chi nhánh Hà Thành. Nội dung trình bày trong luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay trong NHTM, CVTD, thực trạng phát triển CVTD tại Chi nhánh Hà Thành nhằm khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động CVTD trong hoạt động ngân hàng. Từ đó, đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách CVTD, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ngân hàng trong việc thực hiện CVTD.

Để có được Luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Sơn đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô của Học viện Tài chính đã cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt thời gian khóa đào tạo. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu và tài liệu cho luận văn.

Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm trong lĩnh vực này để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2007 2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2008 3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2009 4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2008-2010

5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của BIDV Chi nhánh Hà Thành

6. Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2010 BIDV Chi nhánh Hà Thành 7. Báo cáo tình hình cho vay tiêu dùng của BIDV Chi nhánh Hà Thành

8. Báo cáo hoạt động phòng QHKH 2 – BIDV Chi nhánh Hà Thành năm 2008, 2009, 2010

9. PGS. TS Phạm Văn Năng (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục xuất bản - Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

10. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11. TS. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động Ngân hàng, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia.

12. Kỷ yếu hội thảo khoa học-Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

14.http://www.standardchartered.com/vn

15.http://www. acb .com/vn

16.http://www.lienvietbank.net.

17.http://www.bidv.com.vn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 106 - 109)