Phát triển sản phẩm hiện có, tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 92 - 95)

Tôi xl ciánâiệáad iaciN iàpggGêâ

3.2.2.Phát triển sản phẩm hiện có, tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Số lượng và chất lượng sản phẩm cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển cho vay. Phát triển sản phẩm là cơ sở để ngân hàng củng cố, mở rộng thị trường, tăng doanh số hoạt động và tăng thu nhập. Việc phát triển, đa dạng các sản phẩm một mặt vừa khai thác được tiềm năng của thị trường, một mặt giúp ngân hàng phân tán, hạn chế rủi ro. Sản phẩm cho vay tiêu dùng là một dịch vụ truyền thống nhưng mới được phát triển tại các ngân hàng Việt nam nên về cơ bản các ngân hàng không có sự khác biệt về sản phẩm cung cấp và dễ bị bắt trước. Do đó, trong thời gian tới cả về ngắn hạn và dài hạn Chi nhánh Hà Thành cần tiếp tục chú trọng triển khai các sản phẩm hiện có đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm mới.

Đối với các sản phẩm đang cung cấp: Mức dư nợ còn thấp và không phải sản phẩm nào tung ra cũng đều được đón nhận như sản phẩm cho vay đối với người lao động Việt Nam đi nước ngoài. Muốn phát triển các sản phẩm hiện có chi nhánh phải làm rõ được đối tượng mục tiêu của từng loại sản phẩm, phải tuyên truyền quảng cáo để khách hàng thấy được rõ đặc tính của sản phẩm, lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Trên cơ sở thực tiến triển khai, chi nhánh cần có những đánh giá, thu thập phản hồi của khách hàng để điều chỉnh, nâng cấp các sản phẩm đã có.

Trong thời gian tới chi nhánh cần phát triển đối với sản phẩm còn tiềm năng phù hợp với định hướng và khả năng của chi nhánh:

Đối với cho vay mua nhà, hỗ trợ nhu cầu về nhà ở: Nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, “thành phố Ngàn năm văn hiến” với tốc độ đô thị hoá nhanh rất nhanh, xu hướng đô thị hóa đang làm tăng dân số tại các thành phố lớn một cách nhanh chóng với tốc độ bình quân 3,4%/năm. Theo xu hướng phát triển, dân số Thủ đô Hà Nội sẽ lên tới khoảng 7 - 8 triệu người trong những năm tới. Trong khi đó, Hà Nội lại là thành phố có diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp nhất cả nước (7 - 7,5 m2/ người), so với diện tích nhà ở bình quân đầu người cả nước là 18,6 m2/ người.

Hiện nay ngày càng có nhiều người lựa chọn sống ở các khu đô thị mới bởi ở đó có đầy đủ các tiện ích: Học tập, vui chơi, giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác rất thuận tiện cho cuộc sống. Theo nghiên cứu thì từ năm 2011 đến năm 2012 có khoảng 12.650 căn hộ đi vào hoạt động.

Những xu hướng trên cùng với cùng với mức độ lạc quan của người dân Việt Nam đang mở ra cơ hội rất lớn cho hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Phấn đấu giai đoạn 2011-2012 tỷ trọng Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng 25-30% Dư nợ cho vay bán lẻ tại Chi nhánh (Tỷ trọng hiện tại là 15,8%). Để đạt được kết quả nói trên, Chi nhánh cần tập trung một số giải quyết một số vấn đề như sau:

Cần tạo quan hệ và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh bất động sản để có nhiều khách hàng hơn. Liên hệ chặt chẽ với các chủ đầu tư xây dựng các đô thị mới để cho vay mua nhà trả góp, phối hợp với các văn phòng bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cho vay đối với các đối tượng mua nhà, mua đất, mua chung cư…

Rà soát, phối hợp với các Công ty, doanh nghiệp kinh doanh, xây dựng bất động sản hiện đang có quan hệ (tín dụng, tiền gửi, thanh toán…) tại Chi nhánh như: Tập đoàn Hoà Phát, Công ty cổ phần Vimeco… trong trường hợp Công ty là chủ đầu tư các dự án bất động sản, xây dựng toà nhà chung cư, dự án khu đô thị mới, khi đó tận dụng các mối quan hệ Chi nhánh sẽ thực hiện tiến hành hợp tác ba bên với các Công ty nói trên cho vay đối với các khách hàng muốn mua trả góp căn hộ chung cư, dự án tại các khu đô thị đó...

Đối với cho vay mua ô tô: Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của

thành phố Hà Nội là 36 triệu đồng/người, phấn đấu tới năm 2012 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 51 triệu đồng/người. Thu nhập của người dân ngày càng

tăng lên, ngày càng xuất hiện các tầng lớp xã hội giầu có. Do đó nhu cầu sử dụng xe ô tô tại khu vực Hà Nội là khá cao). Phấn đấu giai đoạn 2011-2012 tỷ trọng Dư nợ cho vay nhu cầu mua ô tô chiếm tỷ trọng 10% Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh (Tỷ trọng hiện tại là 3,1%), để làm được điều đó Chi nhánh cần:

Phối hợp chặt chẽ với các showroom, saloon bán ô tô trong nước và nhập khẩu để họ giới thiệu và tư vấn cho khách hàng đến với Ngân hàng. Xây dựng cơ chế ưu đãi, mức hoa hồng phí cụ thể đối với các showroom, salon ô tô dự định hợp tác trên địa bàn.

Cán bộ QHKH cần phải trang bị kiến thức về ô tô để tư vấn cho khách hàng tốt nhất (chủng loại xe, địa điểm mua, gara sửa chữa ...)

Đối với cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: Đẩy mạnh triển khai tín

dụng cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, Từ 2011 tới năm 2012 với lợi thế là Ngân hàng Chỉ định thanh toán chứng khoán và chất lượng dịch vụ của Chi nhánh Hà Thành trong lĩnh vực chứng khoán đã có uy tín bằng chứng là: Số lượng các công ty chứng khoán đề nghị Chi nhánh cung ứng dịch vụ ngày càng tăng.

Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán hiện tại ít rủi ro và quay vòng vốn nhanh, hiệu quả cao, lãi suất cho vay luôn có chênh lệch tối thiểu 3,5% so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn tương ứng, nhiều khoản vay ứng trước còn đạt chênh lệch cao hơn rất nhiều. Với đặc thù của sản phẩm như trên cùng với thị trường chứng khoán từ nay tới năm 2012 sẽ dần đi vào ổn định, phát triển bền vững, đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển rất cao và hiệu quả do đó Chi nhánh sẽ tích cực đẩy mạnh triển khai sản phẩm cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán tới các nhà đầu tư tại các Công ty chứng khoán có uy tín và chiếm thị phần môi giới lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với sản phẩm thấu chi và cho vay các cán bộ công nhân viên: Cũng

nằm trong nhóm khách hàng hợp tác toàn diện chi nhánh đã triển khai mạnh các dịch vụ bán lẻ tại các đơn vị như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Trường Đại học Bách Khoa tuy nhiên mới chỉ tập trung vào dịch vụ thanh toán điện tử như thanh toán qua thẻ ATM và dịch vụ đổ lương trong khi đó các cán bộ cũng như giáo viên tại các trường đều là các cán bộ trẻ, có thu nhập ổn định thậm chí còn mở công ty riêng hoặc làm thêm cho các liên doanh ngoài nên có thu nhập ổn định và đa dạng nhu cầu vay. Chính vì vậy, để phát huy mối quan hệ hợp tác toàn diện, trước mắt

Chi nhánh nên tập trung phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cho các đơn vị này. Ngoài ra tiếp thị các đơn vị khác như Bệnh Viện Xanhpon, Bệnh viện Việt Nhật, Bệnh viện Việt Pháp, các Trường Đại học Quản lý kinh doanh, Phương Đông, Đại học tổng hợp, Dược thuộc khối cơ quan có liên quan.

Đối với các sản phẩm mới: Chi nhánh phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, có chính sách đầu tư thích đáng nhằm đưa ra các sản phẩm phục vụ khách hàng mục tiêu định hướng hoạt động của Chi nhánh và có tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó phải nhận dạng và chỉ rõ được rủi ro của từng loại sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo rủi ro của sản phẩm ở mức độ ngân hàng chấp được để đưa ra những biện pháp hữu hiệu, kiểm soát hạn chế rủi ro.

Thiết kê mô hình cho vay tr góp v i các công ty kinh doanh bât ả ớ độngs n, nh , ôtô, máy tính, thi t b ả à ở ế ị đắt ti n khác. Liên k t d ch v ngânề ế ị ụ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 92 - 95)