MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 103 - 105)

tìm ranh ng s nph m phù h p.

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Với xu thế phát triển tất yếu của Cho vay tiêu dùng, cùng với những lợi ích mà nhà nước đạt được, Chính phủ cần có những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để sự phát triển loại hình cho vay này diễn ra một cách lành mạnh, tốt đẹp.

Xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở cho hoạt động cho vay tiêu dùng, cụ thể là sớm ban hành Luật Cho vay tiêu dùng để các NHTM thống nhất thực hiện theo quy chế chung. Điều này tạo điều kiện cho ngân

hàng chủ động trong việc xây dựng chiến lược mở rộng, phát triển cho vay tiêu dùng phù hợp với mục đích kinh doanh của ngân hàng mà vẫn tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro. Đồng thời, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, đặc biệt là vấn đề quy trình, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Những thủ tục rườm rà, phức tạp, mang nặng tính hành chính cần phải được loại bỏ dần để tạo điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân chúng là những đối tượng trực tiếp của cho vay tiêu dùng.

Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư cũng như có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Cụ thể, mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là những nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa, việc có được một môi trường ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Chính phủ cần cơ cấu lại các ngành nghề trong nền kinh tế, quan tâm, ưu đãi các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành nghề truyền thống và các ngành dịch vụ phục vụ đời sống, tạo ra nhiều sản phẩm, kích thích tiêu dùng.

Đẩy nhanh cải cách hệ thống an sinh xã hội như xã hội hoá bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, nhân rộng mô hình tiền lương hưu cho nông dân, đẩy nhanh cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp, tiếp tục xúc tiến các chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, các chương trình hỗ trợ nông dân và các hộ gia đình có thu nhập thấp, giúp họ nâng cao, cải thiện mức thu nhập, thu hẹp dần sự phân hoá giàu nghèo, tránh tình trạng có sự phân hoá sâu sắc giữa các tầng lớp trong xã hội, nhằm tạo sự an tâm về thu nhập trong dài hạn, qua đó kích thích tiêu dùng. Nhân rộng mô hình tiêu thụ hàng hoá thông qua uỷ thác, đại lý, mua trả chậm, trả góp đặc biệt là trong

lĩnh vực nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền nhằm tăng điều kiện, khả năng tiêu dùng hàng hoá. Đẩy mạnh thương mại nông thôn, miền núi bằng cách mở rộng mạng lưới thương nghiệp ở vùng ven đô, vùng sâu, vùng xa, hải đảo tạo liên kết thương mại giữa các vùng miền trong nước. Phát triển mạnh hệ thống chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng kinh tế tập trung để thông luồng hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho hoạt động thông tin, phân tích thông tin, dự báo thị trường, tạo cho nông dân chủ động trong tiêu thụ, nhằm thúc đẩy sản xuất nâng cao thu nhập của khu vực nông thôn từ đó tăng dần nhu cầu sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng phục vụ sản xuất cũng như tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên hỗ trợ các NHTM trong việc phổ biến kiến thức, thông tin tuyên truyền về hoạt động Cho vay tiêu dùng của ngân hàng, tạo ra các chính sách hỗ trợ, ưu tiên nhằm khuyến khích sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan, như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền hạn của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 103 - 105)