1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.4.2.4. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của NLĐ và phải được coi như là sự đầu tư cơ bản, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi đề cập đến vấn đề phát triển NNL, Đảng ta đã khẳng định: Sự cường tráng của thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chỉ có những người khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần mới có thể nâng cao sức mạnh của bản thân, bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Họ làm việc dẻo dai, có khả năng tập trung về trí tuệ khi làm việc, có sức mạnh của niềm tin và ý chí để làm tốt cơng việc.
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào cũng đều tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra tai nạn hoặc về lâu dài sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp cho. Đặc biệt trong mơi trường sửa chữa, sản xuất quốc phịng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng hoặc để lại hậu quả lâu dài đôi với sức khỏe người lao động. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người lao động nhìn chung là một phần của hoạt động tạo động lực cho người lao động, nó vừa là nghĩa vụ của người sử dụng lao động nhưng đồng thời nó cũng là một chiến lược trong xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành cơng".
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp ln có nhiều chính sách động viên người lao động của mình rèn luyện sức khoẻ ngồi giờ bằng các hoạt động dã ngoại, tổ chức các cuộc thi, giao lưu thể thao…vừa giúp người lao động nâng cao sức khoẻ, vừa tạo sự gắn bó đồn kết trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp quân đội, tiêu chí “quân số khoẻ” là một tiêu chí trong đánh giá thi đua của đơn vị. Việc nắm quân số khoẻ thông qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm và tỷ lệ nghỉ ốm của quân nhân. Quy định phân loại, khám sức khoẻ, phân cấp, nhiệm vụ quản lý sức khoẻ đối với quân nhân, cơng chức quốc phịng, cơng nhân và viên chức quốc phịng được quy định tại Thơng tư số 37/2021/TT-BQP ngày 15/4/2021 của Bộ Quốc phòng. Như vậy, hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp quân đội là một yêu cầu bắt buộc, phải đảm bảo “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nguồn nhân lực là một tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp và của một quốc gia. Chiến lược phát triển doanh nghiệp nếu lấy nguồn nhân lực làm trung tâm sẽ phát huy được mọi nguồn lực của doanh nghiệp, phát triển bền vững. Trong chương 1 đã nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực. Nghiên cứu các tiêu chí cấu thành chất lượng NNL gồm: trí lực, thể lực và tâm lực làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng NNL của XNCK trong chương 2 theo 3 tiêu chí này. Chương 1 cũng
đã nghiên cứu vai trò, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp quân đội.
Đối với các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương 1 đã nghiên cứu các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các yếu tố bên ngồi gồm có: tồn cầu hóa, mơi trường, văn hóa/địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, cơng nghệ. Các yếu tố bên trong gồm: chiến lược quản trị nhân sự, cơ hội việc làm bình đẳng, nhân sự, quản lý tài năng, động viên nhân sự, quản trị rủi ro và bảo vệ người lao động, nhân lực và quan hệ lao động. Luận văn đã tóm gọn các yếu tố này thành 4 hoạt động chính nhằm nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp quân đội: tuyển dụng và sử dụng lao động, tạo động lực cho người lao động, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của XNCK trong chương 2.
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ THUỘC CƠNG TY TNHH MTV 751