Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tại công ty cổ phần 482 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠONHÂN LỰC

1.2. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠONHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.3. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

1.2.3.1. Tập trung

Theo cách hiểu thơng thường, đào tạo tập trung cũng có thể được hiểu như hệ đào tạo chính quy - là hệ đào tạo theo lối truyền thống, tức là dành cho sinh viên đã tốt nghiệp phổ thông, trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại học của quốc gia, theo học toàn thời gian. Hệ khơng chính quy bao gồm tất cả những hình thức đào tạo khác với hình thức nói trên, bao gồm hệ tại chức (nay gọi là vừa làm vừa học), đào tạo từ xa, đào tạo hàm thụ, đào tạo trực tuyến.

Học viên được thốt ly khỏi các cơng việc hàng ngày tại tổ chức. Do đó, thời gian đào tạo ngắn và chất lượng đào tạo thường cao hơn so với các hình thức đào tạo khác.

1.2.3.2. Bán tập trung

Khái niệm sinh viên toàn thời gian và bán thời gian rất phổ biến trong các hệ thống giáo dục quốc tế, nhưng không phổ biến ở Việt Nam.

Sinh viên toàn thời gian hay bán thời gian khác nhau ở khối lượng công việc trong cùng một khoảng thời gian: Thông thường, thời gian một học kỳ được thiết kế cho việc thực hiện khoảng chừng 15 giờ lên lớp mỗi tuần. Những sinh viên đăng ký học trên 6 giờ lên lớp mỗi tuần được xem là sinh viên tồn thời gian và đóng học phí tồn thời gian. Ngược lại, đăng ký dưới 6 giờ lên lớp mỗi tuần thì xem là bán thời gian. Nhưng tồn thời gian hay bán thời gian thì cũng đều có chung một chương trình đào tạo, cùng một chất lượng giảng viên, cùng một tiêu chuẩn học thuật và đánh giá, cùng một điều kiện học tập, nguồn lực và dịch vụ. Sinh viên bán thời gian sẽ mất nhiều năm hơn để hồn tất chương trình học.

Trong khi đó ở Việt Nam, với học chế tín chỉ hiện nay, về nguyên tắc sinh viên cũng có thể kéo dài thời gian học, nhưng về cơ bản vẫn phải đáp ứng một số tín chỉ

nhất định mỗi học kỳ, do vậy gần như Việt Nam khơng có hình thức bán thời gian, nếu hiểu “bán thời gian” theo đúng định nghĩa đầy đủ trên đây (học ít giờ mỗi tuần + cùng chương trình + cùng tiêu chuẩn đánh giá so với sinh viên toàn thời gian) của hệ thống Mỹ.

Một đặc điểm cơ bản của sinh viên bán thời gian là học ít giờ lên lớp hơn, thì trùng khớp với đặc điểm của hệ tại chức của Việt Nam. Tuy nhiên, khơng thể vì vậy mà ta coi khái niệm sinh viên hệ tại chức của Việt Nam là tương đương với khái niệm sinh viên bán thời gian ở nước ngồi, vì khác với sinh viên bán thời gian ở nước ngoài, sinh viên hệ tại chức ở Việt Nam theo học một chương trình đào tạo đã bị cắt giảm và tiêu chuẩn đánh giá đã bị hạ thấp.

1.2.3.3. Vừa làm vừa học (tại chức)

Áp dụng đối với số cán bộ, nhân viên vừa đi làm vừa tham gia các khóa đào tạo. Thời gian đào tạo có thể thực hiện ngồi giờ làm việc kiểu các lớp buổi tối hoặc có thể thực hiện trong một phần thời gian làm việc.

Hệ đào tạo tại chức là những chương trình đào tạo, huấn luyện dành cho người đang đi làm, nhằm giúp họ xây dựng những kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực hẹp của nghề nghiệp. Những chương trình này bắt đầu sau khi một người đã nhận một trách nhiệm công việc, và thường tổ chức trong thời gian người ấy đang làm việc, giữa lịch làm việc của họ. Hệ tại chức trước đây của Việt Nam đúng là vừa làm vừa học, nhưng sau này bị biến tướng nhận cả học sinh phổ thông khơng đỗ đại học chính quy. Ngày nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo gọi là hệ vừa làm vừa học, thì thật ra từ ngữ này khơng phản ánh đúng nội dung thật của nó, do nhiều người học hệ này chẳng hề là những người đang đi làm, họ học hệ tại chức là vì khơng đủ điều kiện (năng lực) để theo học hệ chính quy.

1.2.3.4. Từ xa

Ở Việt Nam, đào tạo từ xa được hiểu là bao gồm đào tạo hàm thụ hay trực tuyến. Đào tạo từ xa phát triển qua nhiều thế hệ, tùy theo mức độ phát triển của công nghệ: dựa vào in ấn, truyền thanh, truyền hình, gần đây mới có loại trực tuyến dùng Internet, và gần đây bắt đầu phổ biến dùng điện thoại di động… Hàm thụ tức là gửi

tài liệu cho người học ở những địa bàn cách xa nơi nhà trường trú đóng và hướng dẫn họ tự học, có thể xem là hình thức ban đầu của đào tạo từ xa, nay phát triển thành đào tạo trực tuyến nhờ những tiến bộ trong công nghệ truyền thông. Đặc điểm cơ bản của đào tạo từ xa là tần suất thấp của giao tiếp “mặt giáp mặt” giữa người dạy và người học. Cách hiểu này tức là tập trung vào những cách thức đào tạo cho những người không thể trực tiếp đến trường nghe giảng và tham gia thảo luận, sinh hoạt trong những phòng học theo kiểu truyền thống. Do vậy, đào tạo tại chức theo kiểu Việt Nam, về cơ bản vẫn là mặt giáp mặt (tuy tần suất mặt giáp mặt vẫn thấp hơn so với chính quy) giữa người dạy và người học, không phải là đào tạo từ xa, mặc dù địa điểm học có thể nằm ngồi và cách rất xa địa điểm trú đóng của nhà trường. Chỉ có đào tạo hàm thụ, trực tuyến mới được xem là đào tạo từ xa, và được xếp chung trong phạm trù “khơng chính quy”, tức là khác với lối đào tạo theo truyền thống.

Điều đáng nói là các hình thức đào tạo khác nhau này khơng có cùng một chương trình, quy trình đào tạo và đánh giá. So với chương trình chính quy, các chương trình tại chức, từ xa, trực tuyến đã bị cắt xén rất nhiều, điều kiện học tập cũng khác với hệ chính quy: do tổ chức tại các địa điểm thuê mướn ngồi trường, các hệ phi chính quy khơng có phịng thí nghiệm, thư viện để thực hành, tham khảo. Sinh viên các hệ phi chính quy cũng khơng có điều kiện tham gia các sinh hoạt học thuật ngoài giờ học như các buổi trao đổi, tọa đàm, diễn thuyết, hội thảo. Tiêu chuẩn đánh giá, thi cử cũng khác trong thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tại công ty cổ phần 482 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)