Tình hình nợ xấu của chi nhánh ĐôngAnh 2018 – 2021

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 46 - 49)

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 Tỷ lệ +/- (%) 2018/ 2019 2019/ 2020 2020/ 2021 Tổng dư nợ 3.647 4.320 5.636 6.270 +18,4 +30,5 +11,2 Nợ xấu 11,5 2,29 3,41 0,98 -80,1 +48,9 -71,3 Nhóm 3 1,56 1,69 1,35 0,51 +8,3 -20,1 -62,2 Nhóm 4 - 0,60 2,0 0,38 - +233,3 -81,0 Nhóm 5 9,94 - 0,06 0,09 -100,0 - +50,0 Tỷ lệ nợ xấu 0,32% 0,05% 0,06% 0,02% NA

(Nguồn: tính tốn dựa trên báo cáo của chi nhánh Đơng Anh 2018 – 2021) Nhìn vào bảng số liệu 2.6 cho thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm từ 2018-2021 từ 0,32% năm 2018 xuống còn 0,02% năm 2021, do

(i) Chi nhánh đã làm tốt cơng tác rà sốt, lọc các khách hàng nợ nhóm 2 và các khách hàng nợ nhóm 1 có dấu hiệu rủi ro và sớm có định hướng rút giảm dư nợ/thối lui trước khi chuyển sang nợ xấu (nợ nhóm 3-5); (ii) đồng thời tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân của Chi nhánh trong 3 năm gần nhất ~20% trong khi kiểm soát khá tốt chất lượng dư nợ tín dụng mới gia tăng.

Việc kiểm sốt chất lượng tín dụng ln được Ban lãnh đạo VCB nói chung và Ban giám đốc Chi nhánh nói riêng ln đặt lên hàng đầu.

2.2.1.2. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của Chi nhánh. Dự phịng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

“Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra.

“Dự phịng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của Chi nhánh khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phịng. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao vì dự phịng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí cho Ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận và gây ra thua lỗ cho Ngân hàng. Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN thì tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%. Riêng đối với những khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của ngân hàng.

Số tiền dự phịng cụ thể phải được tính theo cơng thức: R = max{0, (A - C)}*r

Trong đó:

R : Số tiền dự phịng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ

C : Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Dự phịng chung: tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Bảng 2.7. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của chi nhánh Đơng Anh 2018 – 2021 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỷ lệ +/- (%) 2018/ 2019 2019/ 2020 2020/ 2021 Tổng dư nợ 3.647 4.320 5.636 6.270 +18,4 +30,5 +11,2 Trích DPRR 50,96 66,5 18,6 61,5 30,5 -72,0 230,6 Tỷ lệ trích DPRR 1,4% 1,5% 0,3% 0,3% NA

(Nguồn báo cáo của chi nhánh Đông Anh 2018 – 2021) Năm 2018 và 2019, Chi nhánh có giá trị trích lập và tỷ lệ trích lập DPRR ở mức khá cao chủ yếu do phát sinh khoản nợ xấu khách hàng nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn ni, cịn lại giá là một số khoản nợ xấu của khách hàng cá nhân ~6 tỷ đồng. Nửa cuối năm 2019, Chi nhánh đã có sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao (thay Giám đốc và 01 Phó Giám đốc) và một số nhân sự tại các phịng có liên quan đến cơng tác tín dụng (Phịng khách hàng và Quản lý nợ), đồng thời rà sốt tổng thể lại tồn bộ danh mục khách hàng của Chi nhánh để sàng lọc các khách hàng có dấu hiệu rủi ro tín dụng hoặc khơng đáp ứng các tiêu chí duy trì theo định hướng ngành do VCB quy định, vì vậy, giá trị dư nợ nhóm, nợ xấu cũng như giá trị trích lập DPRR đã được kiểm soát và giảm dần trong năm 2020.

Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế tồn cầu và Việt Nam nói chung và hầu hết các thành phần kinh tế nói riêng, trong đó ngành ảnh hưởng nặng nề nhất đó là ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn nghỉ dưỡng do quy định giãn cách của Nhà nước, đồng thời mất 100% lượng khách du lịch từ nước ngồi, do đó, một khách hàng của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng phát sinh nợ xấu trong năm 2021 sau 1,5 năm chống chọi với dịch bệnh covid (từ đầu năm 2020). Trong năm

2021, Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phịng đối với khách hàng~59 tỷ đồng, đồng thời tìm kiếm các đối tác mua lại tài sản để xử lý tài sản theo thỏa thuận với khách hàng. Do tài sản bảo đảm của khách hàng tương đối tốt ~104 tỷ đồng theo giá thị trường tại thời điểm định giá để chào bán, vì vậy, cuối năm 2021, Chi nhánh đã thu hồi tồn bộ gốc và lãi của khoản nợ trên.

2.2.1.3. Tình hình nợ được xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu % nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ được xử lý bằng quỹ DPRR càng cao chứng tỏ các khoản tín dụng của ngân hàng đang đi xuống và ngược lại.

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ được xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro củachi nhánh Đơng Anh năm 2018 – 2021

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w