MÁU TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, cho đến nay có nhiều nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh máu đã và đang được tiến hành. Ca ghép tế bào gốc đầu tiên được PGS. Trần Văn Bé và cộng sự tiến hành năm 1995 tại Trung tâm TM- HH Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho đến nay đã có nhiều cở sở trong cả nước triển khai hoạt động ghép tế bào gốc tạo máu, số ca ghép không
ngừng tăng lên, đặc biệt trong những năm gần đây.Tính đến tháng 1/2013 cả nước ghép được 123 ca ghép tự thân và 87 ca ghép đồng loại.
Hiện nay, tế bào gốc máu ngoại vi vẫn là nguồn cung cấp chính cho ghép tế bào gốc tạo máu trong nước cũng như trên Thế giới. Tại bệnh viện HH- TM Thành phố Hồ Chí Minh là 90% tổng số ca ghép tự thân và đồng loại, tại Viện HH- TM Tung ương là 100% cho các ca ghép. Vì vậy đã có những nghiên cứu về việc sử dụng khối tế bào gốc máu ngoại vi huy động dùng cho điều trị một số Bệnh máu như:
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Lý Tuấn Khải, Nguyễn Trung Chính và cộng sự nghiên cứu “Ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân trong điều trị u hạch ác tính non Hodgkin và Đa u tủy xương tại bệnh viện Trung ương quân đội 108” chỉ ra quy trình huy động, thu gom và bảo quản tế bào gốc máu ngoại vi được thực hiện an toàn và hiệu quả .
- Nghiên cứu “Ghép tế bào gốc máu ngoại vi trong điều trị bệnh Bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh viện TM- HH Thành phố Hồ Chí Minh “ của tác giả Nguyễn Tấn Bỉnh và cộng sự chỉ ra ghép tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh cho thấy tỷ lệ phục hồi tế bào sống sau rã đông cao, thời gian mọc mảnh ghép đối với dòng bạch cầu và tiểu cầu ổn định .
- Tác giả Nguyễn Quang Tùng, Nguyễn Anh Trí, Đỗ Trung Phấn nghiên cứu “Kết quả thu hoạch tế bào CD34+ máu ngoại vi ở người trưởng thành khỏe mạnh sau huy động bằng yếu tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt (G- CSF) sử dụng cho ghép đồng loài” cho thấy phác đồ huy động với G-CSF đạt hiệu quả và an toàn đối với người cho khỏe mạnh .
Để đáp ứng nhu cầu điều trị ghép ngày càng tăng, Viện HH- TM Trung ương đã được đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và ứng dụng ghép tế bào gốc tại Viện. Viện đã tiến hành thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi từ năm 2006, bảo quản đông lạnh tế bào gốc từ 9/2012. Việc nghiên cứu các kết quả có được trong thời gian qua trong quá trình thu nhận cũng như quá trình bảo quản là thực sự cần thiết, cung cấp những thông tin
quan trọng cho Viện, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời với mục đích cuối cùng là cung cấp những đơn vị khối tế bào gốc đạt tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng với giá thành thấp nhất có thể.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU