Kết quả thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi ở bệnh nhân

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 59 - 63)

Đặc điểm bệnh nhân và tình trạng bệnh của bệnh nhân trước huy động

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23 bệnh nhân Đa u tủy xương được ghép tự thân. Độ tuổi trung bình là 49 tuổi, trẻ hơn so với độ tuổi trung bình của bệnh là 66 tuổi và so với một số nghiên cứu khác như của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự là 64 tuổi , của tác giả Huỳnh Đức Vĩnh Phú là 50,3 tuổi , của Mehdi Hamadani là 59 tuổi . Số lượng BN nam (18BN) cao hơn số BN nữ (5BN). Cân nặng trung bình của các BN trong nhóm nghiên cứu là 59 kg.

Số lượng TC và số lượng TB tủy xương là hai chỉ số gián tiếp đánh giá tính trạng sinh máu tủy xương. Ở các BN Đa u tủy xương trong nghiên cứu, số lượng TC trung bình là 160G/L, thấp nhất là 100G/L; số lượng TB tủy

xương trung bình là 45G/L, thấp nhất là 15 G/L, cao nhất là 100G/L. Như vậy ở hầu hết các BN tình trạng tủy xương còn khá tốt.

Phần lớn các BN Đa u tủy xương được ghép ở giai đoạn lui bệnh hoàn toàn ( 16 ca trong tổng số 23 ca). Và điều trị ghép được chỉ định khá sớm sau khi chẩn đoán, với 19 ca có thời gian từ khi chẩn đoán đến khi ghép là dưới 1 năm, 4 ca có thời gian từ 1 năm – 2 năm. Hầu hết các BN Đa u tủy xương được điều trị trước ghép với phác đồ VDT (19 BN), đây là phác đồ ít ảnh hưởng đến kết quả huy động TBG ,.

Kết quả huy động tế bào gốc

Phác đồ G-CSF đơn độc cũng được áp dụng ở nhóm BN Đa u tủy xương tương tự ở nhóm người hiến. Tuy nhiên kết quả huy động ở nhóm BN thấp hơn kết quả ở nhóm người hiến. Theo bảng 3.5, số lượng tế bào CD34+ huy động ra máu trung bình đạt 29,6 TB/µl. Theo tiêu chuẩn huy động nghèo của hội nhóm Ghép tế bào gốc Italy (GITMO ), nếu số lượng TB CD34+ <20 TB/µl ở ngày thứ 4 hay thứ 5 sau huy động với G-CSF đơn độc. Như vậy kết quả huy động ở hầu hết các BN Đa u tủy xương trong nghiên cứu của chúng tôi là khá tốt.

Đặc điểm quá trình thu nhận

Ở đối tượng BN đặc biệt là các BN huy động nghèo thì cần đặc biệt chú ý đến thu nhận TBG để có thể thu được tối đa lượng TBG trong máu ngoại vi. Việc làm này sẽ giảm số ca thu nhận thất bại, giảm số lần thu nhận, giảm chi phí thu nhận .

Việc thu nhận tế bào gốc của các BN trong nghiên cứu này được thu nhận bởi hệ thống máy tách tự động theo dòng liên tục. Đặc điểm quá trình thu nhận được thể hiện bảng 3.6. Ở lần thu nhận đầu tiên, các chỉ số của quá trình thu nhận không khác nhiều so với nhóm người hiến, thể tích xử lý trung bình khoảng 2,8 lần thể tích máu của BN, thời gian xử lý trung bình là 280

phút. Khi kết thúc thu nhận, tính trung bình, thời gian xử lý của mỗi BN là 421 phút, thể tích thu nhận là 563 ml, thể tích xử lý là 18 lít, số lần thể tích máu xử lý so với thể tích máu của BN là 4,6 lần. Các BN phải tiến hành thu nhận từ 1 – 3 lần để thu được liều TB CD34+ tối ưu. Như vậy ở đối tượng BN có một tỷ lệ các BN phải tiến hành thu nhận 2 – 3 lần và việc xử lý với thể tích lớn ở đối tượng BN cho mỗi lần thu nhận chưa được áp dụng đối với các BN trong nghiên cứu này.

Kết quả thu nhận tế bào CD34+

Kết quả thu nhận tế bào CD34+ được trình bày chi tiết ở bảng kết quả 3.7. Ở các BN Đa u tủy xương, số lượng TB CD34+ thu được là 500×106TB, tương ứng với liều là 4,98×106TB/kg. Với số lượng này đã đảm bảo cho liều TB CD34+ tối ưu cho ghép tế bào gốc tạo máu. Về số lần thu nhận để có đủ số lượng TB CD34+ yêu cầu, Qua biểu đồ 3.1 cho thấy: 78 % số BN (=18BN) chỉ cần 1 lần thu nhận đã đủ số lượng TB CD34+ yêu cầu, 18% số BN (=4BN) cần 2 lần thu nhận, 4% số BN(= 1 BN) cần 3 lần thu nhận để thu đủ số lượng TB CD34+ yêu cầu. Như vậy tỷ lệ khá cao các BN chỉ cần 1 lần thu nhận. Điều này sẽ giảm khó chịu phiền toái cho BN, đồng thời cũng góp phần làm giảm chi phí cho điều trị ghép.

So sánh với tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2010), nghiên cứu kết quả thu nhận tế bào gốc ở 3 BN Đa u tủy xương sau khi huy động với phác đồ G-CSF phối hợp Cyclophosphamide bằng hệ thống máy tách tế bào tự động COMTEC kết quả thu được là: Trung bình 3,3 lần thu nhận thu được 4,04×106TB/ Kg. Phác đồ huy động G-CSF phối hợp với hóa trị liệu là phác đồ huy động hiệu quả cho BN Đa u tủy xương . Tuy nhiên kết quả thu được lại thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do một số nguyên nhân: Các BN Đa u tủy xương trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn (49 tuổi so 64 tuổi), hầu hết BN ở giai đoạn lui

bệnh hoàn toàn. Ngoài ra Các BN trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà được điều trị trước huy động với các phác đồ ảnh hưởng đến tế bào gốc tạo máu như phác đồ: MP (Melphalan- Prednisolon), VAD (Vincristin- Adramicin- Dexa). Đây là những yếu tố mà đã được nhiều tác giả chứng minh ảnh hưởng xấu đến kết quả huy động tế bào gốc ra máu ngoại vi , , ,. Tương tự, một nghiên cứu khác của tác giả Cooling và cộng sự (2010) về kết quả thu nhận tế bào CD34+ của máy Cobe Spectra ở 18 BN Đa u tủy xương sử dụng phác đồ G-CSF đơn độc cũng cho thấy việc thu nhận tế bào CD34+ ở nhóm đối tượng này khá khó khăn, tính trung bình thì số lượng tế bào CD34+ thu được là 1,5×106TB/ kg . Nghiên cứu của Mehdi Hamadani (2012), khi nghiên cứu 68 BN Đa u tủy xương có thời gian chẩn đoán bệnh là 249 ngày, tuổi trung bình là 59 tuổi và điều trị trước huy động với Borteromid, Thalidomid, Lenadinomid thì kết quả thu được khá cao 60% BN đạt số lượng TB CD34+>2×106TB/kg sau lần thu nhận đầu tiên, trung bình số lượng TB CD34+ thu được là 4,05×106TB/kg, chỉ có 6% các ca thu nhận thất bại

Như vậy kết quả thu nhận tế bào gốc ở đối tượng BN Đa u tủy xương trẻ tuổi, mới chẩn đoán, điều trị trước huy động với phác đồ ít ảnh hưởng đến tủy xương trong nghiên cứu này là khá cao.

Về các chỉ số huyết học của đơn vị khối tế bào gốc. Qua bảng kết quả 3.8 cho thấy số lượng HC trong đơn vị tế bào gốc là khá thấp, tính trung bình là 1.1G/L. Đối với nhóm ghép tự thân thì không có hiện tượng bất đồng nhóm máu. Tuy nhiên việc lẫn ít HC sẽ tạo thuận trong quá trình bảo quản, giảm các ảnh hưởng xấu tới các tế bào gốc tạo máu.

Số lượng TC trong sản phẩm thu được thấp hơn so với nhóm người hiến (1025 so với 1854). Nguyên nhân sự khác biệt này là có thể do số lượng TC của BN trước gạn tách thấp hơn so với nhóm người hiến. Việc lấy nhiều TC, đồng nghĩa với việc BN bị mất nhiều TC. Nếu BN có số lượng TC thấp hơn bình thường thì việc thu nhận tế bào gốc có khả năng gây giảm TC của

BN ở mức nguy hiểm. Do vậy với các trường hợp có nguy cơ giảm tiểu cầu mức nguy hiểm, như các BN có số lượng TC trước gạn tách thấp, gạn tách thể tích lớn, cần đặc biệt chú ý để tránh biến chứng xuất huyết do giảm TC. Về tỷ lệ BC hạt, cũng tương tự ở nhóm người cho, với giá trị trung bình là 37%.Việc lẫn tỷ lệ thấp các BC hạt sẽ làm giảm ảnh hưởng không tốt tới tế bào gốc cũng như các tác dụng không mong muốn khi truyền khối tế bào gốc.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w