CHƯƠNG I I CÁC PHÁP MÔN THUYẾT CHO CƯ SĨ
II.14 MƯỜI THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Điều này cũng được Đức Thế Tôn thuyết cho thợ rèn Cunda nghe tiếp theo bài giảng về mười bất thiện nghiệp đạo.
"Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này là tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về khẩu có bốn, tịnh hạnh về ý có ba. Ai thành tựu với mười thiện nghiệp đạo này sẽ mở con đường dẫn đến thiên giới, nhân giới, hoặc bất cứ thiện thú nào khác".
Mười thiện nghiệp đạo ấy là:
1- Từ bỏ sát sanh (Pā ātipātā pa ivirato hoti), tức là tránh giết hại chúng sanh, sống bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm q, có lịng từ thương xót đến các lồi hữu tình.
2- Từ bỏ trộm cắp (Adinnādānā pa ivirato hoti), tức là khơng lấy bất cứ vật gì của người khác với ý niệm cướp đoạt.
3- Từ bỏ tà hạnh trong các dục (Kāmesu micchācārā pa ivirato hoti), tức là không tà dâm, khơng quan hệ tình dục bất chính với nữ nhân đã có chồng hoặc cịn sự bảo hộ.
Ba điều này gọi là thân tịnh hạnh, thân thiện nghiệp.
4- Từ bỏ nói dối (Musāvādā pa ivirato hoti), tức là khơng nói sai sự thật, có nói có, khơng nói khơng, chẳng nói dối vì bất cứ nguyên nhân gì.
5- Từ bỏ nói ly gián (Pisu āya vācāya pa ivirato hoti), tức là khơng nói đâm thọc, khơng chia rẽ, khơng phá vỡ sự hịa hợp, khơng nghe chỗ này nói
lại chỗ kia, khơng nghe chỗ kia nói lại chỗ này để ly gián hai bên; vui hòa hợp.
6- Từ bỏ nói độc ác (Pharusāya vācāya pa ivirato hoti), tức là khơng nói lời thơ bạo ác độc khiến người nghe bực tức đau khổ, chỉ nói lời ngọt ngào tao nhã.
7- Từ bỏ nói phù phiếm (Samphappalāpā pa ivirato hoti), khơng nói lời vơ ích, phi lý, phi chân; chỉ nói lời có ý nghĩa, có lợi ích, nói lời nói đáng để nghe.
Bốn điều này gọi là khẩu tịnh hạnh, khẩu tịnh nghiệp.
8- Không tham lam (Anabhijjhālu hoti), không thèm muốn tài sản của người khác, khơng thích sang đoạt tài sản của người.
9- Khơng có sân tâm (Abyāpamacitto hoti), khơng khởi lên hại ý, hại niệm, luôn có tư tưởng mong cho chúng sanh này được an lạc, không thù hận, không oan trái.
10- Có chánh kiến (Sammādi hiko hoti), khơng có tư tưởng điên đảo, khơng có tri kiến sai lầm, hiểu thấy đúng, tin có đời này đời sau, có sự tái sanh, có quả báu của thiện ác, có ân đức cha mẹ, có sự thành tựu của phạm hạnh.
Ba điều này là ý tịnh hạnh, ý thiện nghiệp. -- A.V.266 ---o0o---