trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, giảng viên Trường Chính trị cấp tỉnh phải có bản lĩnh chính trị vững
vàng, lập trường giai cấp cơng nhân kiên định; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng. Đây là yêu cầu hàng đầu của giảng viên chính trị hiện nay. Hơn ai hết đội ngũ giảng viên phải là người nắm vững và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, chống đối của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ hai, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải là người có tư duy lý luận
cao. Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy. Nó là q trình mà tư duy tiếp cận, nắm bắt nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận. Người giảng viên có vị trí, vai trị rất quan trọng, khơng chỉ đơn thuần nhận thức, phát hiện ra quy luật của thực tiễn mà giảng viên cịn có nhiệm vụ truyền đạt lại để học viên hiểu, nắm vững và biết vận dụng quy luật mới đó.
Thứ ba, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải tinh thông nghiệp vụ sư
phạm. Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên là phải có nghiệp vụ sư phạm, tức là có những kỹ năng và các phương pháp giảng dạy nhằm làm phong phú những nội dung của bài giảng, thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, tính chủ động, sáng tạo của học viên.
Thứ tư, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải thực sự yêu nghề, tâm huyết
với nghề. Yêu nghề còn là cơ sở để các thầy, cô yên tâm công tác, say mê, tồn tâm với chun mơn; nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực, trách nhiệm với nghề nghiệp. Học viên đến trường họ cần kiến thức, nhưng họ cũng muốn ở người thầy một sự nhiệt tình trong bài giảng, một tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường.
Thứ năm, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải thật am hiểu thực tiễn xã
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền và liên hệ với thực tiễn là phương châm giáo dục, giảng dạy được Bác Hồ và Đảng ta chỉ rõ. Thực tiễn là cái hồn, là hơi thở của cuộc sống cần được đưa vào các bài giảng để kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học của lý luận. Do đó, để bài giảng sinh động, giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương. Sự liên hệ này có thể giảng viên đưa vào từng nội dung trong bài giảng hoặc gợi mở, đàm thoại với học viên, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất nước, từ đó khái quát làm sáng tỏ lý luận.
Thứ sáu, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh phải là những người có khả năng
và niềm say mê nghiên cứu khoa học. Học thuyết Mác khơng phải là những tín điều khơ cứng, nó là một học thuyết mở, nó dạy cho con người ta phương pháp để tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi, bổ sung, phát triển.
Tiểu kết chương 1
Để có cơ sở nghiên cứu sâu về chủ đề của đề tài lựa chọn, tại Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích làm rõ về nhiều vấn đề có liên quan tới đề tài, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận chung về đánh giá viên chức là giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh, trong đó cụ thể là phân tích rõ các khái niệm: viên chức, giảng viên, giảng viên LLCT, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh; đánh giá và đánh giá chất lượng giảng viên nói chung. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá giảng viên trường chính trị cấp tỉnh với: khái niệm, vai trị, các tiêu chí và phương pháp trong đánh giá đối với đội ngũ này… Đây chính là những vấn đề cơ bản nhất và cũng chính là cơ sở lý luận, cung cấp định hướng đúng đắn cho việc đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng đánh giá viên chức là giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2