Đảm bảo căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí việc làm của giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

hiện nhiệm vụ của từng vị trí việc làm của giảng viên

Đánh giá trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi giảng viên là yêu cầu cần thiết không chỉ đảm bảo sự khách quan mà cịn thể hiện tính lượng hóa về các chỉ tiêu về nhiệm vụ công việc được giao của mỗi giảng viên. Đây cũng là nguyên tắc trong đánh giá của khoa học quản lý và khoa học tổ chức nhân sự. Các lý thuyết của khoa học quản lý, đặc biệt là lĩnh vực tổ chức nhân sự đều nhấn mạnh tới việc quản lý đầu ra; về hiệu lực, hiệu quả trong quản lý; quản lý theo mục tiêu, đánh giá theo kết quả đầu ra; kết quả thực thi cơng vụ,…

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về hoạt động của đội ngũ CBCC, viên chức nói chung cũng đều nêu rõ quan điểm, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và kết quả thực thi công vụ và nhiệm vụ chuyên môn phải căn cứ vào các quy định pháp lý, trong đó, các quy định pháp luật về cơng chức, viên chức đều quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá. Theo đó, dựa trên cơ sở các quy định này để xây dựng các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi cơng vụ cũng như thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

phải dựa trên các yêu cầu, tính chất, đặc điểm của từng VTVL, từng chức danh mà viên chức, giảng viên đảm nhận và thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giảng viên. Mỗi tiêu chí xây dựng phải là kết quả của q trình phân tích các đặc điểm, tính chất, u cầu của từng VTVL, có như vậy mới đảm bảo tính chính xác trong hoạt động đánh giá.

Khoa học quản lý cũng chỉ ra rằng, căn cứ để xác định các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi cơng vụ cũng cần phải tuân thủ theo các yêu cầu nhất định, chẳng hạn: (1) Phải bám sát các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên cũng như các quy định về đánh giá giảng viên; (2) Phải bảo đảm tính linh hoạt với thực tiễn cơng tác, liên tục được cải tiến và hoàn thiện; (3) Phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý, bao gồm các tiêu chí phải cụ thể, rõ ràng, bao quát, khả thi và đo lường, định lượng được; (4) Các tiêu chí phải là tiêu chí cơ bản nhất, quyết định đến kết quả xếp loại cuối cùng của giảng viên; (5) Các tiêu chí phải phản ánh đầy đủ, tồn diện các cơng việc cụ thể liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của các VTVL;

(6) Các tiêu chí phải thể hiện sự khác biệt giữa viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và các viên chức là giảng viên.

Đây cũng là nguyên tắc và cơ sở cho việc đổi mới nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá đối với giảng viên đảm bảo tính khách quan, dân chủ, cơng bằng và cơng khai, minh bạch, trong đó chú trọng tiêu chí kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X đã xác định: "Việc đánh giá, phân loại CBCC, viên chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao". Điều 41 Luật Viên chức năm 2010 cũng nêu rõ, một trong các nội dung của việc đánh giá viên chức là được xem xét theo: “Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết”. Việc đánh giá cũng cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của viên chức, giảng viên. Do đó, đây cũng là căn cứ cho việc hồn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá theo chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng VTVL của giảng viên.

được quy định các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng viên chức, giảng viên và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBDN tỉnh và các cơ quan có liên quan như đã đề cập tại Chương 2 của Luận văn. Theo đó, quy định rõ về các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí Giảng viên, Giảng viên chính, Giảng viên cao cấp và các nhiệm vụ cụ thể đối với giảng viên như:

- Nhiệm vụ giảng dạy;

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, cơng tác đảng, đồn thể và các hoạt động khác;

- Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

Ở mỗi nhiệm vụ này đều quy định chi tiết về các nhiệm vụ cụ thể để giảng viên căn cứ vào thực hiện. Đây cũng là các tiêu chí quan trọng cho việc thiết kế đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của các Nhà trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w