trong đánh giá giảng viên
Đánh giá viên chức nói chung và giảng viên LLCT nói riêng là một việc làm rất khó, rất nhạy cảm vì hoạt động này ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của cơng tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với bản thân người được đánh giá. Do đó, đánh giá đối với giảng viên LLCT phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm và phải tuân theo ngun tắc tập thể, dân chủ, cơng khai.
Tiêu chí, phương pháp đánh giá phải mang lại những kết quả mang tính tin cậy, khách quan. Công tác đánh giảng viên ở các Nhà trường, đặc biệt là môi trường LLCT trên thực tế thường gặp nhiều khó khăn hơn so với bất kỳ tổ chức nào khác. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này cần phải thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học, phản ánh chính xác trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của giảng viên. Trong trường hợp vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan trong cơng tác đánh giá thì vẫn sẽ rất khó có thể đem lại hiệu quả như mục tiêu đánh giá đã đề ra.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá giảng viên LLCT một cách phù hợp, toàn diện, nhiều chiều như đánh giá bằng phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định, phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá thơng qua báo cáo, phương pháp phỏng vấn… cũng sẽ là nhu cầu cần thiết nhằm góp phần thu thập được những thơng tin khách quan, chính xác về cá nhân các giảng viên và tạo ra được những kết quả đánh giá khách quan, tin cậy.
Ngồi tính khách quan, cơng bằng, việc áp dụng tiêu chí và phương pháp đánh giá cũng phải đảm bảo tính dân chủ, thu hút sự giám sát đối với công tác đánh giá đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh. Bên cạnh các phương pháp đánh giá nội bộ như hiện tại, cần nghiên cứu, áp dụng thêm các hình thức và phương pháp đánh giá từ phía đội ngũ học viên và các đối tượng có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đánh giá đối với giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh, góp phần thiết thực vào đánh giá khách quan, trung thực năng lực thực chất của người giảng viên. Để từ đó, qua kết quả đánh giá, nhận xét trong đánh giá mỗi giảng viên nhìn lại mình, điều chỉnh bản thân cho xứng với vai trò là người truyền thụ, định hướng và tạo được cảm hứng trong nghiên cứu và học
tập cho các thế hệ học viên.
Để bảo đảm ngun tắc “khách quan, cơng bằng, chính xác, khơng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức” cũng là quan điểm cần quán triệt trong công tác đánh giá đối với các viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Các quy định hướng dẫn cơng tác đánh giá của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền đều nhấn mạnh kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đánh giá cơng tác, làm việc. Hình thức thông báo do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định, song quan điểm chung là khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá. Nếu thực hiện việc công khai trên website của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì khơng chỉ viên chức, giảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Nhà trường mà người dân, học viên cũng có thể biết, theo dõi.