Dưới chân núi leo lên,
Mỗi người theo một lối. Lần lượt lên đến đỉnh,
Chung ngắm ánh trăng vàng. Thiền sư Nhất Hưu
LỜI BÀN
Có người nói: "Chân lý chỉ có một!". Nghe bên trong câu nói đó có vẻ tự đắc lắm! Thực vậy, người nói câu đó muốn nói rằng: Chỉ có chân lý của ta là duy nhất đúng! Cái não trạng đó khơng thể khơng gắn liền với cái tâm hiếu chiến. Có phải chăng đó là não trạng của riêng trong giới
chính trị? Rất tiếc là không phải vậy! Ngay trong giới tu hành vẫn có thứ não trạng đó! Từ đó mà giữa đạo nầy và đạo khác thường thiếu sự tôn trọng lẫn nhau! Cũng thế, giữa giáo phái nầy và giáo phái khác; giữa pháp môn nầy và pháp môn khác!
Chợt nhớ một câu trong kinh Kim Cang:
Vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết.” ( Vốn khơng có chân lý nhất định nào để Như Lai thuyết giảng. )
Qua đó mà thấy rằng lời Thiền sư Nhất Hưu được trích dẫn trên là phù hợp với tri kiến của Như Lai: nhiều lối khác nhau dẫn đến cùng một đỉnh núi. Do đó mà nhiều hành giả, khởi hành từ những khởi điểm khác nhau, đi theo những lộ trình khác nhau, sau cùng đều được “chung ngắm ánh trăng vàng”!
Chợt nhớ một bài thơ ngắn của Thiền sư Bankei, cũng thật mát mẻ:
Đạo không chấp nhập hay xuất thế, Tận cội nguồn Nho Phật không-hai.
Nếu thực thấy bên kia lời lẽ Gió mát nâng mỗi bước ta đi!
Ơi, có thể thấy đó là những bước đi phơi phới! Lịng khơng vướng bận chuyện hơn kém, hoặc thị phi! Phơi phới như thần tiên!