Ích chi tìm ngoại cảnh Chướng ngại ở tại tâm Tâm cần được hàng phục
Tại nhà hay trong rừng. Nếu thành công trong rừng,
Cớ sao không tại nhà? Do đó mà thấy rõ Tìm cảnh chẳng ích chi! Ramana Maharshi LỜI BÀN Có người nói: Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu rừng.
Ấy là nói về chỗ thuận lợi hay không thuận lợi của ngoại cảnh đối với việc tu hành vậy. Thơng thường thì người ta chọn cách tu rừng. Bởi vì ở rừng thanh tịnh, thuận lợi cho việc tĩnh tâm, thiền định. Thế nhưng hai câu thơ lục bác kia phản biện, cho rằng tốt nhất là tu tại gia. Chủ trương nên tu rừng hay tu tại gia thì rõ ràng là tìm cảnh vậy.
Đạo sư Ramana Maharshi thì khơng mấy quan tâm đến ngoại cảnh. Cái mà người quan tâm là tâm. Và nói rõ: Tâm là chỗ chướng ngại ! Đạo sư khơng nói rõ đó là cái tâm nào.Nhưng dĩ nhiên đó khơng phải là cái tâm mà Nguyễn Du đã nói:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Vậy thì có thể là đạo sư muốn nói đến thứ " tâm viên ý mã » đó chăng? Tức là
thứ tâm lăng xăng như con vượn, thứ tâm chạy tới, chạy lui như con ngựa bất kham!
Cái tâm lăng xăng kia nó lăng xăng! Có thể thấy là nó lăng xăng trên ba khoảng thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai. Từ đó mà có tên là « quá khứ tâm », « hiện tại tâm » và « vị lai tâm ». Đó là cái tâm chướng ngại, cần phải được hàng phục.
Có thể hàng phục nó bằng cách nào? Bằng cách đưa nó về "hiện tiền”. Hiện tiền trong từng phút, từng giây. Có thể thu gọn đạo pháp đó vào chỉ một chữ: Chú tâm. Nói rõ hơn nữa thì là: Chú tâm, chú tâm và chú tâm. Dù cho khi đang đi, đứng, hay nằm, ngồi! Dù cho khi đang ăn hay thở! Người ta cũng nói rằng đó là đi, đưng, nằm, ngối, ăn, thở,... trong chánh niệm. Sau đây xin kể một câu chuyện
Một vị Trưởng tế vừa qua đời.
Một vị Trưởng tế thuộc giáo phận kế bên đến viếng tang lễ.Sau đó hỏi người đệ tử:
- Lúc sinh thời thầy con quan tâm đến điều gì nhất?
Người đệ tử ngẫm nghĩ giây lâu rồi trả lời:
- Thầy con quan tâm nhất đến điều mà khi đó thầy đang làm.
Khơng tìm ngoại cảnh vậy! Bởi vì tâm mới là chủ. Tâm lại là chướng ngại, vì tâm vốn thường bệnh. Bệnh lăng xăng! Chửa bệnh cho tâm là kéo tâm về « hiện tiền », đơn giản là bằng sự « chú tâm » !