Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.
( Trúc xanh hoa vàng không là ngoại cảnh Mây trắng trăng trong làm hiện lên cái
toàn chân.)
Thiền Lão Thiền sư LỜI BÀN
Đó là lời của Thiền Lão Thiền sư ( Việt Nam, thế kỷ X-XI ) đáp lại lời vua Lý Thái Tôn hỏi:
- Hàng ngày hịa thượng làm việc gì? Ý tứ như vậy là đã rõ. Thiền sư đáp lời nhà vua, nói rằng tháng ngày mình nhàn nhã vui thú cùng với trúc xanh và cúc vàng, mây trắng và trăng thanh. Nghe ra thì đúng là phong cách của hàng cao nhân Lão Trang vậy. Ấy là thong dong trong cảnh giới của thiên nhiên, ở đó vạn vật hòa điệu cùng đại thể vũ trụ mà hiển bày tự tánh riêng của mình. Như trúc xanh tự nhiên xanh, hoa vàng tự nhiên vàng, mây rất mây là mây trắng, trăng rất trăng là trăng thanh.
Nói trúc xanh, hoa vàng, mây trắng, trăng thanh, ấy là để tượng trưng cho thiên nhiên. Và thiên nhiên là vậy, thông
với thiên chân, tức là thông với cái chân thật cơ bản. Có thể thấy là như vậy.
Chợt nghiệm ra một điều. Ấy là con đường đến với thiên nhiên, như Thiền Lão Thiền sư đến với thiên nhiên, là con đường “trở về”. Trở về từ cõi nhân gian với quá nhiều mệt mỏi vì những lợi cùng danh! Như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ xưa cũng đã trở về.
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt,
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao. Chốn phồn hoa trót bước chân vào Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết!
Một sự trở về như vậy thường được xem như là từ chỗ đục mà trở về chỗ trong. Cũng nói là lìa chỗ “trọc” mà về chỗ “thanh”. Thế nhưng có phải đó là ý của Thiền sư muốn nói ở đây? Có thể là thế! Mà cũng có thể thấy là khơng chỉ có
thế! Thì rõ ràng ra đó! Cịn đó hai cụm vị ngữ: “phi ngoại cảnh” và “lộ toàn chân”. Tại sao nói là “phi ngoại cảnh”? Ấy là vì Thiền sư khơng cịn có cái thấy phân biệt đôi bên, giữa ngoại với nội, và giữa cảnh với tâm vậy. Thiền sư thấy “nội ngoại không-hai”, cũng là thấy “tâm cảnh không-hai” “Nội tâm” và “ngoại cảnh”, há chẳng phải là hai bộ mặt của cùng một sự vật? Bộ mặt ẩn vi và bộ mặt hiển hiện. Và “lộ tồn chân” thì có nghĩa là sao? Ấy là hiển bày cái “toàn chân”. Là hiển bày một cách trung thực và trọn vẹn sự thực về tồn vũ trụ. Nói rõ ra thì là trúc xanh cùng hoa vàng kia, mây trắng và trăng thanh kia, là những cái hiện ra của cái ẩn. Ẩn đối với cái thấy thơng thường . Ví như một hơm trời nổi cơn giơng, sóng trên sơng cuồn cuộn, khi đó chỉ thấy sóng
mà khơng thấy nước vậy. Sóng thì hiện mà nước thì ẩn vậy.
Tu sĩ Anthony de Mello có một đoạn văn ngắn, đơn giản mà thật hay:
Nếu bạn thực sự nghe tiếng một con chim hót, nếu bạn thực sự thấy một cây xanh… thế là bạn đã biết. Biết bên kia ngôn từ và khái niệm.
A! Bạn nói là bạn đã từng nghe hàng chục con chim hót và hàng trăm cây xanh? Thẫm xét lại xem! Bạn đã thấy cây, hay khái niệm cây vậy? Nếu bạn nhìn một cây xanh mà thấy đó là một cây xanh thì là bạn thực sự chưa thấy. Khi bạn nhìn một cây xanh mà thấy một điều kỳ diệu thì là, sau cùng, bạn đã thấy.
“Lộ toàn chân” là như vậy đó chăng? Khơng những trúc xanh hay hoa vàng, hoặc mây trắng hay trăng thanh mới “lộ toàn chân”. Mà tất cả đều như vậy. Từ
hàng tỉ ngôi sao trên trời cao cho đến li ti một giọt sương đêm còn đọng lại trên lá, cho đến một hòn sỏi vệ đường , tất cả đều như vậy. Nơi tất cả đều lung linh sống động cái vô cùng. Vấn đề là phải biết thấy, nghe, chạm tay vào, hoặc ngữi, hoặc nếm, để cảm nhận được cái vô cùng! Để cảm nhận điều kỳ diệu!