TRONG NGOÀI THANH TỊNH Ngoài chớ đuổi theo cảnh

Một phần của tài liệu gop-nhat-la-rung-nguyen-nguyen (Trang 106 - 113)

Ngoài chớ đuổi theo cảnh

Trong đừng mê chấp không Tâm dung thông vạn cảnh

Lui tới cứ thong dong. Tăng Xán

LỜI BÀN

Mấy dịng trích đoạn Tín Tâm Minh trên của Tam Tổ Tăng Xán làm gợi nhớ cuộc hội ngộ giữa Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Nhị

Tổ Huệ Khả. Huệ Khả đến gặp Đạt Ma và có lời cầu :

_ Tâm con bất an. Nhờ Thầy an tâm cho con.

Ở đây xin được để qua một bên việc Sơ Tổ đã “an” cái tâm của Nhị Tổ thế nào. Chỉ nhân câu chuyện đó mà thấy ra rằng “an tâm” vốn là vấn đề lớn trong cuộc sống làm người ở đời. Từ xưa đã như vậy. Mà nay thì càng hơn thế! Và trích đoạn trên đây của Tam Tổ đúng là tâm pháp để hành giả tự an lấy tâm mình.

Trước tiên cần thấy rằng “tâm an” có nghĩa rằng tâm được “an nhiên tự tại”, tức là không bị ngoại cảnh lôi cuốn. Bị ngoại cảnh lơi cuốn rồi thì phụ thuộc vào chúng, đuổi theo chúng, do đó mà khơng thể an nhiên tự tại vậy!

Trong thực tế, một cách tự phát, tâm đuổi theo hầu như mọi thứ trên đời! Đuổi

theo”, cũng nói là “bám”, hoặc “chấp”. Đối với cái tâm đuổi theo mọi thứ thì tất cả đều là “có”, đều là thật có. Phật học nói rằng khi chấp tất cả là “có” thì là tâm bệnh “chấp có”. Đối tượng của tâm chấp có thơng thường thì có thể thu vào hai mối. Một là “lợi”, hai là “danh”.

Gót danh lợi bùn pha sắc xám.

Ôn Như Hầu đã từng ghi nhận như vậy. Mà rõ là như vậy! Đó là mối nhân sinh hệ lụy lớn, có thể là mối hệ lụy lớn nhất! Hơn nữa, cịn có thể ghi nhận thêm rằng đuổi theo lợi và danh có mặt « Âm » của nó. Đó là chạy trốn cái bất lợi và cái vô danh . Trong cuộc sống vốn có cái tâm lý sợ mà chạy trốn để tránh cái ‘bất lợi » và cái « vơ danh » vậy !

Đuổi theo hay chạy trốn, đều là biểu hiện của tâm bệnh « chấp có ». Người có

cái tâm lành mạnh thì khơng chấp. Là « bng » cả đơi bên. Như trường hợp cụ Nguyễn Cơng Trứ với câu nói để đời :

_ Lúc làm đại tướng ta không lấy làm vinh, cớ sao nay làm lính ta lại lấy làm nhục !

Ấy là « bng » cả đơi bên. Vinh cũng buông, mà nhục cũng buông !

*

Tam tổ cũng cảnh giác bệnh « chấp khơng ». « Chấp khơng » là thế nào ? Ấy là quay lưng lại với cuộc sống đó chăng ? Bệnh nầy đã được ngài Vĩnh Gia Huyền Giác giải. Ta đọc lại bài thơ :

Xuân sang trăm hoa nở, Thu đến ngời trăng thanh,

Hè về lộng gió mát,

Đơng tuyết phấp phới bay. Tâm nếu không mờ mịt

Bởi suy nghĩ vẩn vơ,

Ngày nào không tuyệt diệu?

Qua đó có thể thấy rằng bệnh quay lưng lại với cuộc sống là vì « suy nghĩ vẩn vơ » vậy !

« Chấp khơng » cịn có thể là một thứ « hư vơ chủ nghĩa », một thứ thơng thái rỡm học lóm được! Như được Thiền sư Muju kể lại trong câu chuyện Thiền sau đây.

Lúc còn là một Thiền sinh Yamaoka Tesshu thường đi tham vấn hết bậc thầy nầy đến bậc thầy khác. Lần nọ anh đến tham vấn Thiền sư Dokuon ở Shokoku.

Khoe sở đắc của mình, anh nói : « Tâm, Phật, chúng sinh rốt cục đều không. Bản chất của vạn tượng đều không. Không chứng đắc, không mê mờ, khơng thánh, khơng phàm. Khơng có gì để cho, khơng có gì để nhận. »

Dokuon vẫn tiếp tục hút thuốc, lẳng lặng nghe. Bất thần ông đập Yamaoka một điếu tre khiến anh nầy đùng đùng nổi giận. Dokuon hỏi :

« Nếu khơng có cái gì thực có thì cơn giận của anh từ đâu mà ra ? »

*

Tiếp theo, Tam tổ nói : « Tâm dung thơng vạn cảnh”. Tức là tâm khơng chấp, khơng bám, do đó mà khơng bị ràng buộc ở riêng cảnh nào, do đó mà dung thơng với vạn cảnh vậy. Tâm dung thông cả vạn cảnh thì đương nhiên là lớn lắm ! Lớn lắm, nhưng tâm ấy thường rỗng rang. Tâm ấy thường thanh tịnh. Bởi vì sao?

Tâm ấy thường rỗng rang, tâm ấy thường thanh tịnh bởi vì tâm ấy “thường bng »! “Bng”, ấy là « để cho... » Để cho sự đến, rồi để cho sự đi. Nói mơt

cách chính xác hơn thì là như câu thơ Thiền :

Sự lai tắc tâm ứng

Sự khứ tâm tùy không. ( Sự đến tâm đáp ứng,

Sự qua tâm hồn khơng.) Hoặc giả có ai đó hỏi :

- Phải chăng « bng » như vậy là một cái « thuật » để tránh né đau khổ ?

- Không phải vậy ! Bởi vì ở đây là thường buông. Buông không phải là một cử chỉ nhất thời, mà là một cách sống. Thường buông là để luôn sống với bản tâm vốn tự nhiên thanh tịnh của mình.

Sống với bản tâm thanh tịnh của mình, thế là an nhiên tự tại. Hoặc nói theo Tam tổ : « Lui tới cứ thong dong ».

Sống Thiền là vậy !

Một phần của tài liệu gop-nhat-la-rung-nguyen-nguyen (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)