MÊNH MÊNH MÔNG MƠNG Mênh mơng và mênh mơng

Một phần của tài liệu gop-nhat-la-rung-nguyen-nguyen (Trang 37 - 40)

Mênh mơng và mênh mơng

Mênh mơng một dịng sông Mênh mông một tấm lịng Mênh mơng vầng trăng sáng Mênh mông một nụ hồng

Hồng ân Người cũng thế

Cũng một dịng mênh mơng! LỜI BÀN

Bài thơ trên được cảm tác ngay trong một phòng triển lãm tranh thư pháp, nhân khi tác giả ngắm bức tranh có nội dung là bốn chữ Mênh Mênh Mông Mông. Khen ai khéo chọn chữ ! Hay là người chọn chữ cũng chính là nhà thư pháp tài hoa đang khi sáng tác mà xuất thần, khiến cho bức tranh có sức sống lung linh !

« Một dịng sơng » hay « một tấm lịng », « vầng trăng sáng » hay « một nụ hồng », hay là « Hồng ân của Chúa », tất cả đều có vẻ khác nhau. Tuy vậy, dù là vật chất hay tinh thần, thế tục hay tâm linh, có hình hài lớn hay nhỏ, tất cả đều mênh mông ! Tất cả đều chứa đựng cùng một cái mênh mông ! Do đó mà khơng thể nói được là cái mênh mông của một dịng sơng là lớn hay nhỏ hơn sánh với cái mênh mơng của một tấm lịng. Cũng thế, cái mênh mông của vầng trăng sáng hay

cái mênh mông của một nụ hồng không thể đem so sánh hơn kém với cái mênh mông của Hồng ân của Chúa.

Nói « Hồng ân của Chúa » là nói theo cách của người Ki-tơ giáo. Người Phật giáo ắt sẽ nói là « Phật tánh » đó chăng ? Về cơ bản, ở chỗ cội nguồn, chưa chắc đã khác nhau ! Rất có thể là chỉ khác nhau ở danh gọi và ở cách diễn giải đó chăng ? Khơng tự trói mình trong mạng lưới ngôn từ và tư tưởng, đại sư Kenzo Awa, một bậc thầy về cung đạo Nhật Bản, đơn giản gọi là « Cái Đó ». Thật đơn giản nhưng cũng thật là diệu kỳ !

Cũng trong phòng triển lãm thư pháp nói trên một khách xem tranh thú nhận : « Lần đầu xem bức tranh ‘ Mênh Mênh Mông Mông’ tơi cảm thấy như có một luồng điện chạy qua tồn thân ! » Hiện

tượng đó có thể tạm giải thích : một cách nào đó, anh bạn ấy đã chạm phải Cái Đó ! Nhìn kỹ « Mênh Mênh Mơng Mơng » lại thấy bức tranh đó giống như một khung cửa sổ. Khung cửa sổ mở ra tầm nhìn về phía bên kia. Thấp thống bên kia là… bờ bên kia ! « Đáo bĩ ngạn » ! Bên kia, mọi cái đều khơng có giới hạn. Mọi cái đều mênh mơng ! Cho dù đó là một dịng sơng, hay cho dù đó là một tấm lịng. Tất cả đều mênh mơng !

Một phần của tài liệu gop-nhat-la-rung-nguyen-nguyen (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)