- Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2020.
DÒNG NGƯỜI XẾP HÀNG VÀ HÀNG TRIỆU NGƯỜI MẤT VIỆC
MẤT VIỆC
Người dùng trên mạng XH tại Pháp đã đăng tải trên Twitter vào ngày 11/5 những video và hình ảnh người mua hàng đang xếp hàng bên ngoài các cửa hàng Zara và Louis Vuitton chỉ vài giờ sau khi quy định giãn cách xã hội trong suốt 8 tuần được dỡ bỏ. Tại Hàn Quốc, ngay sau khi Chanel tuyên bố sẽ sớm tăng giá các sản phẩm hàng xa xỉ, thì những “shopper” sành điệu đã phải vội vã “đặt gạch” ở trước
các cửa hàng flagship store của hãng trong nhiều giờ đồng hồ. Nhiều ý kiến đã bày tỏ sự thất vọng trước cảnh tượng “người người, nhà nhà” quay trở lại với những dãy quần áo và quầy thu ngân sao quá sớm, khi mà khả năng của một làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy vậy, tình hình kinh doanh của các thương hiệu khơng đơn giản là “như thường lệ” bởi vẫn còn nhiều khu vực - thậm chí cả thủ phủ thời trang như Paris - vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn cả, khi cả nước Pháp bỗng bị chia cắt thành “vùng xanh”, “vùng đỏ”.
Trong khi đó, theo báo cáo từ tạp chí Forbes, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến công việc kinh doanh buộc phải đóng cửa, các thương hiệu thời trang phương Tây đã huỷ bỏ 2,8 tỷ USD đơn hàng từ các nhà cung cấp tại Bangladesh - có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đất nước có nền kinh tế phục thuộc lớn vào ngành công nghiệp may mặc.
Ít nhất 1,2 triệu cơng nhân ở Bang- ladesh được cho là chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc huỷ đơn hàng, và trong số hàng nghìn nhà máy mất hợp đồng thì có đến 72,4% cho biết họ khơng thể hỗ trợ lương cho nhân viên bị sa thải tạm thời và 80,4% nói rằng họ cũng khơng thể trả trợ cấp cho nhân viên biên chế.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân đạo đã kêu gọi thành công các công ty fast fashion lớn như H&M, Gap, hay Inditex để thực hiện một biện pháp bồi thường và giúp đỡ các nhà cung cấp trong thời gian này.