Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 103 - 153)

Không gian nghệ thuật là khái niệm chỉ "hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả" [43, tr.134]. Không gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ thuật mang tính biểu trƣng nên không thể qui nó về không gian địa lí hay không gian vật lí. Thông qua tìm hiểu không gian nghệ thuật, có thể biết đƣợc quan niệm thẩm mĩ cũng nhƣ ý đồ sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật của các tác giả dân gian. Khảo sát Thơ lẩu, ta thấy các hình thức không gian nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực (bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt).

3.4.2.1. Không gian siêu nhiên

Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong Thơ lẩu trƣớc hết ở sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu trong tâm thức ngƣời Tày nhƣ: Đông Kinh, Nam Vang, Nam Định, Thanh Hoa, đất Hác,...

Cúa đay dự hâư mà cổ lạ

Rụ càn khảm mừa quá Đông Kinh Mọi đồ mọi jiết xinh lai lẳm

Cúa nảy chợ Bắc Kạn nắm mì Rụ cần khảm mừa xử Nam Vang Rụ cần khảm mừa tàng Nam Định - Khỏi nắm mì chè mjạc oóc nài Chè đây dú đin Hác

Chè mjạc dú đin Keo

- Bôm là dú Thanh Hoa puôn lại Chẳng puôn mà hạ giởi đin rà - Cần khôn ngám pây Hác

Cần mjạc ngám pây Keo [29]

(Của tốt mua đâu về lạ quá/ Hay là người qua xứ Đông Kinh/ Mọi thứ trông thật xinh thật đẹp/ Thứ này chợ Bắc Kạn khó tìm/ Hay người vượt sang xứ

Nam Vang/ Hoặc người đi về đường Nam Định / Tôi không có chè ngon ra

tiếp/ Chè tốt ở đất Hác/ Chè đẹp ở Đông Kinh/ Mâm là ở Thanh Hoa buôn lại/ Mới buôn về hạ giới quê mình/ Người khôn đã đi Hác/ Người đẹp đã đi Kinh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là những địa danh mang tính biểu tƣợng, từ phƣơng Bắc (Đông Kinh, đất Hác) đến phƣơng Nam (Nam Định, Thanh Hoa) và cả những vùng lân bang (Nam Vang)...là nguồn cội, những nơi hình thành những vật phẩm, gốm sứ tinh sảo, thứ chè thơm ngon nức tiếng, những nơi đông vui, giàu sang, nơi có con ngƣời thật đẹp... Sự xuất hiện của những địa danh nói trên trong Thơ lẩu Hà Vị không nhiều, nhƣng đem lại cho không gian Thơ lẩu một sự rộng mở, khoáng đạt, tựa nhƣ cuộc sống của chính con ngƣời nơi đây.

Không gian siêu nhiên còn gắn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngƣỡng của ngƣời Tày Hà Vị. Đó trƣớc hết là quan niệm về Vũ trụ:

Nhất khỏi chồm tôi hương li biệt cảnh Chút khửn pền tôi ẻn thông tin

Tứ Ngọc vàng lương đông thủy phủ Chút tôi hương mừa ngự thượng cung

Kỉnh nhất niệm hương thông tam giới [16]

(Nhất tôi mừng đôi hương biệt cảnh/ Thắp lên thành đôi én thông tin/ Từ NgọcHoàng dương gian thủy phủ/ Đốt đôi hương lên ngự thượng cung/ Kính nhất niệm hương thông tam giới)

Đoạn thơ đã cho thấy, ngƣời Tày đã hình dung toàn bộ thế giới gồm có ba cõi - Tam giới gồm: cõi Trên – thƣợng cung nơi có Ngọc Hoàng cai quản, cõi Giữa – dƣơng gian và cõi Dƣới – thủy phủ ”. Cả ba cõi đều có sông núi, cây cỏ, ruộng đồng, trăm vật, trăm loài, hoạt động nhƣ nhau, chỉ khác về cách làm ăn. Tuy quan niệm có ba thế giới, nhƣng thế giới dƣới mặt đất ít đƣợc ngƣời Tày nhắc đến, mà chỉ hay nói đến mƣờng trời và mƣờng ngƣời hơn cả và nói về mƣờng trời, thực ra cũng chỉ là để nói đến mƣờng ngƣời mà thôi.

Trong Thơ lẩu, quan niệm đó đƣợc thể hiện khá rõ nét, trong đó không gian cõi trời là không gian siêu thực, là thế giới thần bí do con ngƣời tƣởng tƣợng ra. Ở cõi ấy có Pụt, có Vua, Tiên, Thần cai quản, họ là đấng quyền uy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo ra muôn loài và tạo dựng mọi sự: Ngọc Hoàng, Phục Hy, Bàn Cổ, Hoàng Đế Thần Nông, vua nhà Hán, mẹ Hoa...Ngƣời Tày cho rằng, tổ tiên họ mãi ở trên trời xanh, ngày hôn lễ muốn mời Tổ xuống cần nhờ vào chim én bay lên trời mời tổ xuống để cho con cháu lễ lạy, Tổ chứng nhận và phù hộ cho con cháu. Theo cánh én, cuộc sống ở mƣờng trời đƣợc hiện ra với những chi tiết rất đời thƣờng, gần gũi với cuộc sống dƣơng gian: cửa nhà trời, đồng ruộng, hoa bƣớm, có trai tiên, gái tiên, những đồ vật võng, lọng, đàn bầu để đƣa tổ xuống trần gian:"Rập rờn én bay vào trời thẳm/ Tới tấp đến cửa nhà trời/ Đồng ruộng đất mường trời hội loạn/...nàng tiên đi tấp nập hái hoa/ Gái tiên đi lại như hoa bướm/ Nhà tổ là cửa ở đông phương ../Én đón tổ đến nơi

trần thế”[29].

Có thể nói, không gian siêu nhiên không phải là không gian chủ đạo nhƣng nó đã góp phần đem lại cho Thơ lẩu màu sắc linh thiêng, huyền thoại. Bƣớc vào không gian này, ta hiểu rõ thêm về thế giới tâm hồn và trí tƣởng tƣợng phong phú của ngƣời Tày, qua đó, tiếp cận với đời sống tâm linh và những quan niệm tín ngƣỡng đã ăn sâu vào tâm thức của tộc ngƣời này.

3.4.2.2 Không gian hiện thực

Không gian này chính là cõi trần - Theo quan niệm tam giới nói trên. So với không gian siêu nhiên, không gian trần thế, không gian đời thƣờng bình dị chiếm tỉ lệ cao hơn và đóng vai trò chủ đạo trong không gian nghệ thuật của

Thơ lẩu. Nó bao gồm không gian thiên nhiênkhông gian sinh hoạt. Hai

không gian này luôn gắn bó với nhau và gắn với những cung bậc tình cảm của con ngƣời trong không gian ấy.

Không gian thiên nhiên: con ngƣời miền núi vốn đã có mối quan hệ mật

thiết, không thể tách khỏi thiên nhiên. Bầu trời cao xanh, những cánh rừng, những ngọn đồi, dòng suối, mƣơng phai,..không chỉ là không gian sống của cỏ cây, hoa lá, muôn vật mà còn là những ngƣời bạn từ lâu đã gắn bó, hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp, ăn sâu và nếp nghĩ, tâm tƣ..của con ngƣời. Trong Thơ lẩu Hà Vị, không gian thiên nhiên ấy đƣợc phác họa qua hình ảnh của núi đá cao, rừng sâu, mây trắng, trăng non, chim gọi bạn...nhƣng nhiều nhất là hình ảnh hoa cỏ, bướm, ong, tạo nên một không gian sống của muôn loài đang độ xuân về - đẹp nhất, đông vui, nhộn nhịp và cũng thật quyến rũ.

- Xuân nào chẳng có bướm tìm hoa/Bạn cũng như nhị hoa đang nở /Ong bướm đang hội chợ đón ngày/ Bạn cũng như trăng đang mọc/ Bao mây sao cũng muốn đến cùng.

- Có nụ như hoa bắp hoa chanh/ Nụ đỏ thêm nụ đen nụ thẫm/ Nụ thì nở như hoa mận đang ban/ Nụ thì như hoa lồm đang nở.(loại hoa đẹp ở rừng)

Sở dĩ, không phải tất cả không gian thiên nhiên miền núi mà ở đây, tác giả dân gian chỉ đặc biệt lựa chọn không gian sống của hoa, ong, bướm, chim

muông có lẽ cũng bởi vì, hình ảnh ong bƣớm mùa xuân, tiếng chim gọi bạn,

trăng hiện lên sau dãy núi...nó tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của ngƣời con gái, của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Không gian thiên nhiên ấy hoàn toàn phù hợp

với cảnh ngộ của con ngƣời – ngày hội hôn. Đó quả là một không gian tƣơng

xứng với cuộc sống của con ngƣời trong ngày hội hôn. Một sự kết nối giữa thiên nhiên và con ngƣời, tấm phông đẹp ấy làm nổi bật hơn không gian sinh hoạt, nơi hôn lễ đƣợc tiến hành.

Không gian sinh hoạt: đƣợc hiểu là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con

ngƣời, không gian ấy luôn gắn bó với cảnh vật và nơi con ngƣời sinh sống. Đó là dòng sông con suối đầu làng, hành lang đầu bản, đồng ruộng bậc thang, con đƣờng vào bản, là ngõ nhà ngƣời, là ngôi nhà sàn,…

Có thể nói, không gian sinh hoạt trong Thơ lẩu mang đậm dấu ấn của bản làng miền núi, sự hòa quyện giữa cảnh và ngƣời đã đem lại cho thế giới

Thơ lẩu hơi ấm nhân sinh và màu sắc dân dã, độc đáo. Theo bƣớc chân của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rồi lại mở ra theo bƣớc chân cô dâu về nhà chồng, tạo ra một đƣờng tròn nối kết hạnh phúc lứa đôi. Tuy nhiên, điểm kết tụ của không gian sinh hoạt chính là không gian hẹp nhất cũng là nổi bật nhất đó là không gian gia đình nơi diễn ra tất cả những nghi lễ đám cƣới, với những nét riêng về phong tục tập quán, nếp ăn ở, và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ…, của đồng bào Tày.

Khách đƣờng xa (khác mƣờng) đã đến bản làng của gia chủ có lễ - đƣợc đánh dấu bằng dấu hiệu: “đầu ruộng”, “đầu sông”: Củ tin thâng hua nà cách

lặm/ Tốc tin thâng phắng nặm bển slồng (Cất bƣớc đến đầu ruộng cách ngăn/

Đƣa chân đến đầu sông bến nƣớc), đếnđầu ngõ nhà ngƣời: Càm kha khảu pác

ảng rườn cần (Bƣớc chân đến trƣớc ngõ nhà ngƣời) họ bắt đầu cảm nhận

đƣợc không khí đông vui nhộn nhịp nhƣ có hội đang diễn ra ở đây. Không

gian của bản làng trong ngày hội hôn đƣợc vẽ lên thật sinh động, mang đậm

hơi thở của cuộc sống nơi miền sơn cƣớc.

Mọi ngƣời từ mọi nơi về dự tiệc hôn nhân:

Bạn quây thêm bạn xâử mà đo Bằng hựu tả phiệc mà thâng thóa

Ỷ như mènh đẩy hội sluôn va) [16]

(Bạn xa gần quá bộ tới đây/ Bằng hữu bỏ công nhà tới dự..thật đông vui/ Như bướm ong được hội vườn hoa)

Một không khí chuẩn bị cỗ cƣới hiện ra:

Vằn nảy vằn xỉnh lẩu chồm khua Bản tâử cắp bản nưa mà hội Phấn mà còn tẳng mỏ có pây Slao báo chùa căn pây háp nặm Phần dú lườn lo sẳm nặm bôm bàn Pjển đảy pền cúa kin vẻn vẹn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (Hôm nay tiệc cưới vui mừng/ Cả bản dưới trên về hội/ Người đến trước nhóm bếp bắc nồi/ Trai gái rủ nhau đi ghánh nước/ Người ở nhà sắp xếp mâm bàn/ Nấu nướng thành món ăn mọi thứ/...Mọi đồ mọi thơm ngát mùi hương.)

Trong không gian bản làng tƣng bừng hội hôn ấy là không gian hẹp nhất nhƣng nổi lên đậm nét nhất là không gian gia đình – không gian của ngôi nhà sàn ngƣời Tày, đó cũng là sân khấu chính của diễn xƣớng Thơ lẩu. Ngôi nhà sàn đƣợc làm rất công phu và thiết kế quy củ, phản ánh phần nào cuộc sống và con ngƣời của gia chủ: “Nhất tôi mừng nhà người rộng mở/ Gian nào cũng rộng mở phong quang/ gian một là hương lân buộc ngựa/ Gian hai là khách lạ trọ đêm/ Gian ba là hồng môn mơ mộng/ Gian mười một khăn thêu chỉ bạc/

Gian mười hai bổ quả têm trầu/ Nhà người thật giàu sang sung túc.” [29]

Ngày đại lễ, gia chủ lại gỡ các vách ngăn để tạo ra một mặt bằng sàn rộng nhất để tổ chức lễ cƣới. Nơi khách ngồi đƣợc chuẩn bị chiếu hoa rất đẹp:

Phục phượng cắp phục va pjái lỏt

Pjái khoóp tằng hoỏng noọc hoỏng đâng [29]

(Chiếu phượng thêm chiếu hoa tăm tắp/ Trải gian ngoài đến khắp gian trong)

Tâm điểm của không gian rộng rãi, “phong quang” ấy là gian thờ - nơi tôn nghiêm nhất đƣợc gia đình trang hoàng thật đẹp trong ngày đại lễ:

Pàn cần vẹ mản tiên thậm mjạc

Sloong bưởng mì phượng hạc uy nghi Khẻo viển nhựng bài sli cặp tói Sloong sảng khoen rỉ rọi nhựng tanh Tối hương chút rằng rặc cừn vằn

Đèn cù khoen sloong ăn ngoại noọc [29]

(Bàn người vẽ cảnh tiên cực đẹp/ Hai bên có phượng hạc uy nghi/ Khéo viết những bài thơ cùng đối/ Hai bên treo vô khối là tranh/ Đôi hương thắp rực cháy ngày đêm/ Đèn cù treo hai bên ngoài cửa..)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phía trƣớc bàn thờ gia tiên ấy sẽ là không gian chính diễn ra những toàn bộ những nghi lễ, tục lệ cƣới xin. Từ Rải chiếu, nộp lễ, Trình tổ, Bái lạy gia tộc, xin dâu, nộp dâu...đến những phần giao lƣu mời chè, mời cơm, mời rƣợu....chia tay, dặn dò dâu, rểv.v... đều đƣợc diễn ra ở đây, dƣới sự chứng kiến của tiên tổ, của họ tộc, của tất cả mọi ngƣời. Đó còn là không gian của những sinh hoạt văn hóa – văn nghệ quần chúng. Bởi khi tiếng Thơ lẩu đƣợc cất lên là lúc mà “mọi vật im phăng phắc, tất cả mọi người đều chăm chú say

sưa lắng nghe”, sự hứng khởi, hòa nhịp của những thính giả sành nghe sẽ làm

thăng hoa những tài năng văn nghệ. Chính không gian đặc thù ấy là nơi nảy sinh, nuôi dƣỡng, gìn giữ vốn văn học quý báu của dân tộc.

Nói chung, không gian nghệ thuật của Thơ lẩu Hà Vị là không gian nhỏ hẹp, trong phạm vi gia đình, làng bản, gắn liền với cuộc sống lao động của con ngƣời miền núi. Tuy có lúc cái không gian ấy đƣợc đồng bào mở rộng ra đến trời xanh, rừng thẳm, cả phía đông tây nam bắc hoặc bằng cách đối lập cái hiện thực với cái phi hiện thực. Nhƣng xét cho kỹ thì đó cũng chỉ là không gian quen thuộc, gần gũi, ăn sâu vào tâm thức của họ từ bao đời nay. Qua đó, phần nào chúng ta hiểu thêm về quan niệm thế giới quan, nhân sinh quan, tín ngƣỡng, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt truyền thống và đời sống tinh thần phong phú, nên thơ của họ.

Theo chúng tôi, không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu là sự kết hợp của nhiều tiểu không gian khác nhau: không gian tuyến là con đƣờng đền đón dâu của quan làng. Dù không rõ nét nhƣng con đƣờng với những thử thách tƣợng trƣng ấy đã cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc đón đƣợc dâu quý về nhà; không gian điểm đóng vai trò chủ đạo, nơi diễn ra tất cả nghi lễ, tục lệ cƣới xin. Tuy nhiên, không gian ngôi nhà sàn không chỉ là nơi sinh hoạt cá nhân mà còn là không gian sinh hoạt tập thể, điều này phù hợp với tính chất, ý nghĩa của đám cƣới trong cộng đồng ngƣời Tày. Trong kiểu không gian điểm của Thơ lẩu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoài không gian ngoại giới (không gian siêu nhiên), cái quan trọng vẫn là không gian nội giới, tức không gian trữ tình của chủ thể vì chính từ không gian này mà ngƣời diễn xƣớng Thơ lẩu, đã phóng chiếu tâm tình của mình ra không gian ngoại giới, bắt cái không gian vật chất kia phải biểu hiện cho đƣợc những tƣ tƣởng, tình cảm của mình. Do vậy, những lời ca đi vào lòng ngƣời nhất vẫn là những lời có sự thống nhất hai kiểu không gian này.

Tóm lại, không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu chủ yếu là không gian trần

thế, đời thƣờng, bình dị, mang đậm chất miền núi. Đối lập với nó là không gian siêu nhiên linh thiêng, huyền ảo. Cặp không gian này tƣởng nhƣ đối lập song lại thống nhất với nhau, nâng đỡ cho nhau để rồi cùng hƣớng tới làm tôn thêm vẻ đẹp nơi gian trần thế - nơi mà con ngƣời đang cảm nhận đƣợc niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Mỗi không gian là một phƣơng diện làm nên chỉnh thể của không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu của ngƣời Tày nơi đây. Chúng đều là không gian gắn bó với những quan niệm, đời sống sinh hoạt của ngƣời dân và phản ánh đƣợc những cung bậc tình cảm của con ngƣời trong cuộc sống. Không gian nghệ thuật đã góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng trong dân ca nghi lễ đám cƣới.

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 103 - 153)