Xuất phát từ quan niệm,“thứ nhất phải có tổ tiên, thứ nhì phải có họ
hàng” của ngƣời Tày Hà Vị nên trong các bài hát Thơ lẩu đã phản ánh khá rõ
nét những nguyên tắc ứng xử trong mối quan hệ với tổ tông, nguồn cội.
Trong tâm thức của họ, tổ tiên là đấng anh linh, một lực lƣợng siêu nhiên, có khả năng “thông tam giới”, xua đi cái xấu, đem đến mọi điều tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẹp cho con cháu. Vì thế, hình ảnh tiên tổ linh thiêng đƣợc trân trọng mời về chứng kiến hôn nhân, đón nhận con rể xuất hiện khá nhiều trong các lời hát đám cƣới:
- Kính nhất niệm hương thông tam giới, Chọn được giờ đại lượng cát tường. Xin người thắp đôi hương trình tổ... - Đem đèn thắp sáng bàn tiên tổ Mời tổ xuống giường ngồi nhận cỗ
...Để con rể bái lạy tổ tiên. [29]
Xin trang hoàng, thắp sáng bàn thờ tổ, lấy nén hƣơng làm cầu nối để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho đôi trẻ hạnh phúc, giàu sang, gia môn mọi sự:
- Minh Đường được cho phù hộ Chiêu Tây
- Tổ phù hộ nhà yên khang thái.
- Tổ phù hộ gia môn mọi sự. [29]
Không chỉ nối kết với nguồn cội tiên tổ, đồng bào còn hết sức trân trọng tình cảm hiện hữu, họ rất coi trọng ngƣời cùng dòng họ. Mỗi dòng họ ở Hà Vị, thƣờng sống quây quần trong một bản. Họ vừa là hàng xóm, vừa là anh em, bạn bè với nhau, vì thế tình cảm của mỗi họ tộc rất chặt chẽ, thân thiết. Những cụm từ “xuân họ”, “họ háng”...đƣợc vang lên rất nhiều lần trong đám cƣới, đủ để thấy vai trò và ý nghĩa của tình cảm tông chi họ hàng. Ngƣời Tày ở Hà Vị luôn tự hào rằng,“lác mạy tấn, lắc gần rì” (Rễ cây còn ngắn, rễ ngƣời dài hơn) ý nói tình ngƣời rất rộng rãi và sâu xa, “người có nhiều họ
hàng là hay”. Nghi lễ bái lạy họ hàng, nhận họ (nội, ngoại) đƣợc tiến hành
trang trọng, luôn thu hút sự chú ý của mọi ngƣời:
Bải lạy nẩy pjá nghịa tèn công ...Xuân họ dú quây quảng mà thâng Nội ngoại dú cách không nam bắc Lẩn rọ hử chắng chắc tông chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lạy mạy tển tọ lạc cần lỳ
Co mạy đeo slinh mì lai cáng
Cần mì lai pỉ noọng vận hơn. [29]
(Bái lạy này trả nghĩa đền công/ ..Thân họ xa gần đến thật đông/ Nội ngoại ở cách không nam bắc/ Kể rõ mới biết tông chi/ Rễ cây ngắn nhưng rễ người dài/ Một cây nhưng sinh nhiều cành nhánh/ Người có nhiều họ hàng là hay.)
“Con chim có tổ, con ngƣời có tông”, đó là đạo lí mà ngƣời Tày luôn trân trọng giữ gìn. Ngƣời Tày ở Phƣơng Viên (Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã nói một cách rất triết lí rằng:
Mì cốc chắng mà pjai buốt nhọt, Mì ké chắng mì ón kế tông. Hôn hỉ củng chứ thâng tiên tổ
..Lục khươi tẻ chiềng táng tổ tông. [2]
(Có gốc mới có ngọn nảy mầm/ Có già mới có trẻ kế tông/ Hôn hỉ cũng nhớ đến tổ tiên/...Con rể sẽ kính tổ kính tông.)
Rõ ràng, hôn lễ là một dịp rất tốt để họ củng cố, vun đắp cho tình cảm này.