Nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ khác

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 58 - 60)

2.2.4.1. Trong quan hệ với Phường bạn

Một đám cƣới Tày thƣờng phải chi phí hết sức tốn kém. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của một đám cƣới truyền thống, từ lâu trong thuần phong mĩ tục Tày có một tổ chức gọi là Phƣờng bạn trong một cộng đồng bản. Theo tƣ liệu của nhà văn hóa dân gian Tày Hoàng Quyết thì: “Đây là tổ chức của những ngƣời cùng có con trai sắp lấy vợ, con gái sắp gả chồng, tự nguyện lập ra có mục đích duy nhất là để giúp nhau luân phiên trong việc góp sức ngƣời và cơ sở vật chất cho đám cƣới. Việc đóng góp gạo, rƣợu, thịt, tiền mặt....đều đƣợc quy định rõ ràng. Do đó, đám cƣới tuy “nặng” nhƣng tài lực và vật lực trƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau đều cân đối, gia chủ vẫn khỏe mạnh, xét cho cùng, việc đó cũng có nhiều ý nghĩa cho một cuộc sống cộng đồng vô cùng thân ái, hòa hợp ”.[33]

Trong đám cƣới, Phƣờng bạn là một thành viên không thể thiếu. Họ đã không quản đƣờng xa, việc nhà, trẻ nhỏ...để tới giúp đỡ, góp vui với gia đình. Hôm nay gặp nhau đông đủ, nhƣ “bướm ong hội nhụy đồng hoa” còn gì cách trở mà không giao lƣu, bày tỏ tình cảm với nhau, tình cảm của những“tri kỉ”.

Hãy nghe lời hát của Quan làng, ta sẽ cảm nhận rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của mối quan hệ này:

Tồng phường tồng slim châư thâng thóa

...Ỷ như mèng hội nhị đồng hoa ...Phấn nâng mà tèn rèng vằn cón Phấn nâng mà sle phóng vằn lăng Mự nẩy mà chập căn vui quả Mọi cần vui oóc nả nhún khua

Hạy nẳng hâng tò chùa kin lẩu. [16]

(Bạn phường bạn đồng tâm tri kỉ/...Như bướm ong hội nhụy đầy hoa/ ...phần thì trả công ngày trước/ Phần thì đến phòng hậu mai sau/ Hôm nay đến gặp nhau vui quá/ Mọi người đều hớn hở tươi cười/ Hãy ngồi lâu cùng chơi uống rượu.)

2.2.4.2. Trong quan hệ với bà con cùng thôn bản

Bên cạnh đó là tình cảm của bà con cùng thôn bản, họ là những ngƣời thân cận “tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng chia sẻ những “ngọt bùi”, “đắng cay” trong cuộc sống. Ở Hà Vị, chuyện hôn nhân của một gia đình cũng là niềm vui chung của cả thôn bản. Qua lời hát của Quan làng - khách từ xa tới ta sẽ thấy, bức tranh sinh hoạt đầy ấn tƣợng, mang đậm màu sắc vùng cao đƣợc mở ra: Vằn nảy vằn xỉnh lẩu chồm khua

Bản tẩư cắp bản nưa mà hội Phấn mà cón tẳng mot có phầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Slao báo chùa căn pây háp nặm

Phấn dú lườn lo sẳm bôm bàn Pjển đảy pền cúa kin vẻn vẹn

...Mọi đồ mọi hom ngắt vẻ vang. [16]

(Hôm nay tiệc cưới vui mừng/ Cả bản dưới trên về hội/ Người đến trước nhóm bếp bắc nồi/ Trai gái rủ nhau đi ghánh nước/ Người ở nhà sắp xếp mâm bàn/ Nấu nường thành món ăn mọi thứ/..Mọi đồ mọi thơm ngát mùi hương.)

Đám cƣới - một không khí nô nức, nhộn nhịp, tiếng cƣời nói, tiếng hát cứ vang lên, ngân xa hòa quyện trong khói bếp vƣơn tỏa từng ngõ xóm. Sau mỗi dịp nhƣ thế, tình cảm cộng đồng càng thêm cố kết, bền chặt.

Có thể thấy, những nguyên tắc ứng xử trên đã trở thành những yếu tố quyết định sự hình thành thuần phong mĩ tục ngàn năm nay của đồng bào. Những nguyên tắc đạo lí, lối sống của ngƣời Tày đƣợc phản ảnh trong Thơ lẩu, thực sự không phải là những bài học đạo lí khô khan, sáo rỗng mà nó đƣợc thể hiện một cách tinh tế, nhƣ một mạch nguồn, đi vào lòng ngƣời với một xúc cảm cao nhất.

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 58 - 60)