Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ với cha mẹ

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 51 - 54)

Có thể thấy, một trong những nội dung quan trọng, chi phối tới toàn bộ cuộc hát Thơ lẩu trong đám cƣới chính là việc thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự kính trọng hết mức đối với ông bà, đặc biệt là cha mẹ - đấng sinh thành của đôi uyên ƣơng. Có đƣợc ngày hôm này thì công lao đầu tiên, sâu sắc nhất thuộc về họ. Ngày cƣới, là thời điểm thích hợp nhất để con cái hƣớng về tình cảm thiêng liêng ấy, những gì đã qua, đang có và sẽ mãi đƣợc bồi đắp nhƣ một sức mạnh tinh thần, nâng đỡ cho con trên mỗi bƣớc đƣờng đời. Không giống với quan niệm của ngƣời Kinh “dâu con rể khách”, ngƣời Tày Bắc Kạn quan niệm: “Mạy phấy táng mạy muồi, Lục khươi toông lục oóc” (Thân tre nhƣ thân mai, con rể nhƣ con đẻ). Con dâu, con rể đều là con trong gia đình và đƣợc đối xử nhƣ con đẻ. Vì thế, trong các bài hát Thơ lẩu ta thấy, không chỉ chỉ ra trách nhiệm của con đẻ đối với bố mẹ mà còn chỉ ra trách nhiệm của con dâu đối với bố mẹ chồng, con rể đối với bố mẹ vợ.

Chăng dây hoa trƣớc ngõ, đƣợc coi là tƣợng trƣng cho những khó khăn, cực nhọc mà cha mẹ cô dâu đã trải qua để nuôi dạy cô dâu nên ngƣời, nhà trai (con rể) phải biết điều đó để cố gắng vƣợt qua không phụ lòng cha mẹ. Thông suốt đạo nghĩa đó, nhà trai - con rể không dừng ở việc cố gắng vƣợt qua những thử thách mà còn rất công phu chuẩn bị gánh lễ, đồ lễ thật tƣơm tất để sang nhà cô dâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hãy nghe họ tâm sự, cách họ lựa chọn giống trúc trẻ lạt, đan đôi sọt đựng đồ, đòn gánh là cây bồ đề bóc vỏ, ngƣời gánh “những vải hoa lụa bạc

tiền, lễ vật cúng tổ tiên thân họ” đã nói lên những công phu tinh sảo, thể hiện

tấm chân tình của nhà trai. Hơn nữa, lễ vật đem đến, dâng lên nhà gái thật đủ đầy, theo đúng tập tục, nghi lễ đám cƣới Tày, nó biểu hiện cho việc trả công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ cô dâu:

Tải sloong khỏi nộp thâng lằm khấư Bưởng lằm sle mẻ slấu

Bưởng khấư sle lục nòn

Liệng lục kin bấu van, nòn bấu ỏn ..Tải slam khỏi nộp ngân đại lẹ Pjá công lao tình nghịa ơn thâm Liệng lục chắng chắc côn pỏ mẻ ..Tôi mjầu sloong mừ chiềng chậự mẻ

Lẹ slinh cặp lẹ nghịa chan chan [29]

(Thứ nhất tôi xin nôp khô ướt/ Bên ướt để mẹ nằm/ Bên khô giành con ngủ./ Nuôi con ăn không ngon, ngủ không đẫy,/...Xin nộp ngân đại lễ/ Đáp công lao tình nghĩa ơn sâu/ Nuôi con mới thấu công bố mẹ/ ..Đôi trầu hai tay dâng mời mẹ/ Lễ sinh cùng lễ nghĩa đủ đầy..).

Đáng chú ý trong lễ vật mà nhà trai (con rể) dâng nộp có vật lễ dành riêng cho mẹ cô dâu – dâng “lằm khấƣ” và nghi lễ dâng trầu mời mẹ chính là xuất phát từ việc trân trọng, đề cao ngƣời phụ nữ trong quan niệm của ngƣời Tày. Dƣới chế độ cũ, ngƣời phụ nữ không đƣợc đối xử bình đẳng với nam giới, không đƣợc hƣởng tài sản, không đƣợc đi học. Tuy nhiên, họ vẫn đƣợc chồng, con tôn trọng, vì họ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình. Nhà nghiên cứu dân gian Vi Hồng còn đặt vấn đề, “hát quan làng ra đời xuất phát từ việc đề cao ngƣời phụ nữ” [12,tr. 210 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình cảm trân trọng, biết ơn của con rể đối với “phụ mẫu dưỡng sinh” còn đƣợc thể hiện qua nghi lễ bái lạy, kính rƣợu cha mẹ với những lời lẽ sâu nặng:

Pỏ mẻ mì cộng liệng khỏi Lý ngư đảy giao hội vụ môn Đạo phụ mậu như sơn như thủy Kha minh nhi ly tử ơn thâm Liệng lục chắng chắc công pỏ mẻ

Lạy hử cần slổng ké rư môn [29]

(Bố mẹ người có công nuôi dạy/ Lý ngư được gai hội vũ môn/ Đạo phụ mẫu như sơn như thủy/ Kha minh nhi lỵ tử ơn thâm/ Nuôi con mới biết công bố mẹ/ Lạy cho người mạnh khỏe sống lâu...)

Với nhiều từ Hán Việt, gắn với tích Minh Hoàng, Phục Hy đời cổ càng làm tăng thêm tính trang trọng, sâu sắc của tình phụ mẫu.

Những bài thơ slắng của Pả mẻ với cô dâu khi “Giờ này thành dâu

người thực sự”, hãy biết ứng xử phải đạo với bố mẹ và gia đình làng xóm nhà

chồng, biết lo toan, thu vén mọi việc trong nhà, để “người khen cô dâu thông thái, tiếng đồn khắp Bắc Tây Đông”.

..Pỉ slắng noọng cỏi chứ kỉ cằm Noọng là cần nối tông gia nghiệp Thé pú đá mọi fiệc rường hây

Fiệc tôổng them khêm mây nhặm nhọm Pú đá slon hử noọng cằm hâử

Noọng cỏi tỉnh chứ au hủ đảy

Mọi fiệc chứ đâng slẩy lo toan [29]

(Em là người kế nghiệp tông gia nghiệp/ Giúp bố mẹ mọi việc trong nhà/ Việc đồng thêm việc nhà khâu vá/ Ông bà dậy em những câu nào/ Em hãy nghe nhớ sao kì được/ Mọi việc để trong bụng lo toan.)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣng không dừng ở đạo làm con, Thơ lẩu cũng có lời khuyên cha mẹ chồng nên có cách ứng xử hợp lí với con dâu. “Em tôi” còn trẻ ngƣời non dạ, nhiều điều lạ lẫm, hãy nhẹ nhàng dạy bảo để đôi bên gia đình đƣợc yên tâm vui vẻ:

Noọng khỏi nhằng niên thiếu nắm thông, Phàm phu xằng slon thâng phép tắc. Ăn lăng mền xằng chắc cỏi slon Pỏ mẻ khôn lục chảu đảy kin.

..Sloong bưởng đảy chồm khua an vị. [29]

(Em tôi còn niên thiếu chưa thông,/ Phàm phu chưa học đường phép tắc./ Cái gì chưa biết hãy bảo ban,/ Bố mẹ khôn con cái được nhờ/...Hai bên được vui mừng an vị.)

Trong thời kì hiện đại, bố mẹ cũng nên khuyên bảo, tạo điều kiên cho con dâu đƣợc tham gia và hoàn thành tốt công tác xã hội. Lời Pả mẻ từ Phƣơng Viên, Chợ Đồn đã tâm sự:

Giá huống hảm dú lườn lảu lảu Khi tập thể giao hẩư pjệc chung

Pú giả củng thêm dung slúc toọng [2]

(Đừng hãm giữ ở nhà một chỗ/ Khi tập thể giao cho việc chung/ Ông bà cùng thêm mừng, đẹp ý.)

Thơ lẩu đã thể hiện một cách sâu sắc, tiến bộ về những nguyên tắc ứng

xử trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Đây chính là những bài học quý báu về đạo lí làm con sẽ theo cô dâu, chú rể đến hết cuộc đời.

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 51 - 54)