Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 100 - 103)

Theo Giáo sƣ Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá

khứ hay tương lai”. [42] Và do đó: Thời gian nghệ thuật là thời gian đƣợc

cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã rất có lý khi cho rằng trong thơ ca dân gian, tác giả với tƣ cách là một cá thể, là “cái tôi” trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng thì không đƣợc biểu lộ ra. Ở đây hoàn toàn không có khoảng cách thời gian giữa ngƣời sáng tác với thời gian của ngƣời đọc, ngƣời thƣởng thức nhƣ trong văn học viết. Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của “ngƣời đọc” (ngƣời thƣởng thức) hoà lẫn với thời gian của ngƣời diễn xƣớng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại.

Điều này khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định, khác với thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Có thể khẳng định rằng, hát đám cƣới của các dân tộc Tày – Nùng nói chung trong đó có Thơ lẩu Hà Vị đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Điều này cũng dễ hiểu trƣớc hết là vì lời Thơ lẩu đƣợc sáng tác là để diễn xƣớng trong một môi trƣờng nhất định, đó là thời gian, không gian của một đám cƣới.

Dấu hiệu để nhận ra thời hiện tại trong Thơ lẩu thuờng là ở những từ chỉ xuất thời gian nhƣ: “vằn nảy” (hôm nay), “giờ nảy yên” (giờ này yên), “giờ

nảy mjạc” (giờ này đẹp), “giờ đay” (giờ tốt) “Giờ nguyệt tiên thiên đức”,

“giờ ngũ phúc lâm môn”giờ đại lượng cát tường”....Tất nhiên, Thơ lẩu

Vị không chỉ biểu hiện thời gian nghệ thuật ở những từ ngữ chỉ thời hiện tại ấy mà còn có nhiều bài mở đầu bằng cặp câu thơ: Slíp giờ kẻn đảy giờ nảy

mjạc/Pác giờ kẻn đẩy giờ nảy yên (Mƣời giờ kén đƣợc giờ này đẹp/Trăm giờ

kén đƣợc giờ này yên), tạo nên một mô típ thời gian đặc thù của hôn lễ, đặc biệt có ý nghĩa nhấn mạnh thời gian đƣợc lựa chọn hết sức thận trọng, “quý hơn vàng”. Qua khảo sát trên 30 bài thơ thuộc những bài hát thực hiện những lễ nghi quan trọng nhƣ: Những bài hát trình tổ, Bái tổ (lạy táng), và những bài hát nộp dâu, nộp rể (nộp khƣơi lùa) trong Thơ lẩu, chúng tôi nhận thấy, có 19/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30 bài hát nói đến thời điểm "ngày đẹp, giờ đẹp, giờ tốt" hoặc từ ngữ tƣơng đƣơng; Có 13/ 30 bài hát mở đầu bằng mô típ trên. Điều đó cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của thời gian hiện tại trong thơ đám cƣới.

Tuy nhiên, khoảng thời gian hiện thực nói trên cũng đƣợc hiểu là khoảng thời gian ƣớc lệ, chỉ thời điểm mà chủ thể diễn xƣớng thể hiện lời hát. Bởi lẽ, Thời gian ở đây không có từ chỉ thời gian cụ thể nhƣ:..giờ, ngày...., tháng..., năm... giờ mjạc/giờ yên (giờ đẹp, giờ yên) là đám cƣới của hiện tại, là bây giờ, nhƣng cùng có thể là thời điểm của một đám cƣới bất kì. Trong trƣờng hợp này, theo GS Nguyên Xuân Kính, “người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối…) thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm

trạng của người diễn xướng” [17]. Và đó chính là thời hiện tại – một kiểu

thời gian đặc thù của Thơ lẩu.

Một kiểu thời gian nghệ thuật trong Thơ lẩu Hà Vị là thời gian hồi tƣởng, thƣờng đƣợc biểu hiện qua các cụm từ nhƣ:“vằn cón” (ngày trƣớc),

“Pửa cón”(đời xƣa), “lẹ cổ kim thá ké (tục lệ cổ kim đời trƣớc), xưa mì (xƣa

có)...Tuy nhiên, thời gian hồi tƣởng này có sự liên hệ mật thiết với thời gian hiện tại và làm thành cặp đối lập quá khứ − hiện tại biểu hiện qua các cặp từ nhƣ: “tởi cón” – “vằn nảy”(đời xƣa – hôm nay), “pửa cón” – “chắng pền”, (đời xƣa –mới có), “lúc cón” – “mự nảy” (ngày trƣớc – hôm nay)…

So với thời gian hiện tại, thời gian hồi tƣởng quá khứ chỉ có tính chất kể lể và thƣờng đƣợc đặt trong điểm nhìn hiện tại, và do đó, sự có mặt của thời gian hồi tƣởng không nhiều (18/30 bài đƣợc khảo sát) chỉ là một phƣơng tiện để làm nổi bật thời hiện tại, lí giải căn nguyên của hành động hiện tại mà thôi.

Ví nhƣ khi Quan làng xin phép tiến hành các lễ nghi quan trọng: Xin thắp hƣơng, xin thắp đèn, bái tổ, xin dâu ra cửa, mời phƣờng bạn hoặc khi Pả mẻ tiến hành những thủ tục: mắc màn, trải chiếu, cả khi xƣng Quan làng, Pả mẻ, khi họ chia tay tiễn biệt v.v...là những khoảnh khắc thời gian thiêng liêng, quý báu và đáng nhớ trong tâm khảm mỗi con ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quá khứ với những điều tốt đẹp đã tạo dựng cho con ngƣời hạnh phúc trong hiện tại, trân trọng những gì đã qua, những gì đang có, ngƣời Tày vun đắp cho hạnh phúc hiện hữu bằng cái nhìn lạc quan, luôn hƣớng tới tƣơng lại. Vì vậy, thời gian tƣơng lai trong Thơ lẩu không diễn đạt bằng từ ngữ cụ thể mà đƣợc ẩn dấu sau những lời cầu xin tổ tiên phù hộ, chúc mừng gia đình hai bên, và đặc biệt chúc phúc cho đôi tân lang và tân nƣơng sẽ có cuộc sống tốt đẹp, tƣơng lai vinh hoa phú quý, phúc lộc, an khang...Cặp đối lập hiện tại – tƣơng lai ít xuất hiện nhƣng đã góp phần quan trọng miêu tả con đƣờng hạnh phúc, diễn tả niềm hạnh phúc hiện tại sẽ mãi đƣợc nhân lên trong tƣơng lai.

Cả hai sự đối lập ấy – hiện tại/quá khứ, hiện tại/tương lai – đều có tác dụng làm nổi bật thời hiện tại, tức là thời gian diễn xƣớng của đồng bào, đồng thời có tác dụng tạo nên cảm giác về sự vận động của thời gian, làm cho ngƣời nghe liên tƣởng đến sự đổi thay trong cuộc sống theo chiều hƣớng tích cực. Các cặp đối lập ở đây chỉ nhƣ những nhịp điệu của cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, làm bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời – những con ngƣời ở nhà sàn, mặc áo Tày có lối sống khiêm nhƣờng, trọng tình nghĩa, luôn lạc quan, tin tƣởng vào cuộc sống. Ta bắt gặp nét tƣơng đồng ấy trong hát “Xƣờng” của ngƣời Mƣờng, ngƣời hát rất chú ý đến dòng thời gian tuyến tính. Họ ý thức về sự chảy trôi của thời gian hiện tại, nên gấp gáp, giục giã, muốn nhanh chóng "lên bậc xƣờng" để hát yêu nhau. Ngƣợc lại, ngƣời Cao Lan khi hát Xình ca có xu hƣớng hồi tƣởng lại chuyện đã qua của mình, của cả dân tộc mình. Họ hay nghĩ về quá khứ để "ôn cố tri tân", để suy ngẫm, để tự sự…,và để mãi rồi mới nói chuyện bây giờ... Nhƣ vậy, dòng thời gian tuyến tính là kiểu không gian nghệ thuật đặc thù của thơ ca đám cƣới nói chung, Thơ lẩu Hà Vị nói riêng.

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 100 - 103)