Một kho tàng văn học dân gian phong phú

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 60 - 63)

Đó là những câu chuyện cổ kể về nguồn gốc của một số thủ tục, nghi lễ của lễ cƣới, những điển tích, điển cố, những câu nói dân gian.v.v...đƣợc hiện ra qua các bài Thơ lẩu.

Nhƣ khi Quan làng tiến hành các nghi lễ trƣớc bàn thờ bên họ nhà gái, nhƣng gia chủ chỉ để sẵn đèn ở bàn thờ mà không thắp sáng. Tình huống đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

buộc Quan làng phải hát bài “Xo đén” (xin thắp đèn), để con rể bái lạy tổ

tiên, phù hộ cho hai bên thân họ. Trong bài hát của mình, Quan làng đã kể lại

tích chuyện về cô gái đẹp Khôi Châu đã nguyện không lấy chồng, đến xin thƣợng đế giao cho nàng lo toan việc thắp sáng cho mọi ngƣời.

Tởi cón vua Thảnh nhân tặt chảo Tặt pền dầu hoa thảo rủng quang Thảnh hiền chắng lo toan chút đén Tại mẻ nắm au phua dú ké

Cừn vằn hắc dú lé puồn thân Slao báo kẻo phân vân bặng bửa Nắm thúc toọng noọng nhỉ cười chua Nằng nắm mừa chầu vua thượng đẻ

Mởi nàng lồng tu thẻ quốc gia. [16]

(Đời xưa vua Thánh nhân đã đặt tạo/ Đặt thành dầu hoa thảo sáng trưng/Thánh hiền mới lo toan thắp đền/ Tại cô nàng hiền đẹp Khôi Châu/ Tu thân không lấy chồng ở vậy/ Ngày đêm sống đơn lẻ buồn thân/ Gái trai đến vân vi như bướm/ Không vừa lòng người đẹp khôi châu/ Nàng mới lên chầu vua Thượng đế/Mời nàng xuống trần thế quốc gia...)

Câu chuyện hết sức cảm động ấy, đã thực sự thuyết phục gia chủ, “các

bạn Khôi Châu” đã thắp đèn lên bàn thờ sáng tỏ, tỏa sáng khắp nơi, cả lòng

ngƣời khách khác mƣờng. Đây quả là cách thuyết phục có lí có tình.

Trong tâm thức tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Tày ta thấy, họ theo Phật thờ cúng tổ tiên. Nghi lễ trƣớc bàn thờ tổ tiên cũng đƣợc bắt đầu bằng việc,

xin thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Quan làng sẽ phải hát bài này để xin phép

đƣợc thắp hƣơng thực hiện nghi lễ. Bài thơ dài 35 câu thơ, kể về nguồn gốc của hƣơng, quy trình tạo ra cũng nhƣ ý nghĩa của “hƣơng”trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Pửa cón slinh mì nàng Hán Thị

Pỏ mẻ ép hử nhị mừa phua

Nắm thúc toọng cười chua nả mjạc Nàng ni khửn sơn nhạc vận thân

Chẳng phiến pền hương xông mạy quẻ Mộc hương tứn đông ké hom hương Ngọc Vàng tuyền slí phương phán cạ Slao báo khảu rạ pay xạ

Chắng xác pước au mà dang xá Slam nâư mền hom tỏa mùi hương ...Chắng pèn hương pèn hoa tu thẻ

Pụt then mừa tiển lẹ Xích Ca. [16]

( Đời xưa sinh ra nàng Hán Thị/ Bố mẹ bắt ép chị theo chồng/ Không vừa ý trái lòng người đẹp/ Nàng chốn lên sơn nhạc vẫn thân/ Mới hóa thành hương xông cây quế/ Mộc hương mọc rừng rú thơm hương/ Ngọc hoàng truyền bốn phương phán bảo/ Gái trai vào núi thẳm đi tìm/ Róc vỏ về phơi gác bếp/ Ba hôm sau thơm ngát mùi hương/..Mới thành hương thành hoa dương thế/ Bụt then được tiễn lễ Thích Ca.)

Có thể thấy, câu chuyện về số phận của nàng Hán Thị không chỉ lí giải đƣợc nguồn gốc, ý nghĩa của “hƣơng” trong tín ngƣỡng ngƣời Tày, nguồn gốc của một nghề truyền thống còn phát triển ở địa phƣơng mà còn chứa đựng ý nghĩa phê phán tục “ép gả” trong hôn nhân phong kiến.

Cũng giải thích về nguồn gốc của “hƣơng đèn” đƣợc thắp trên bàn thờ tổ, ngƣời Tày ở vùng khác có cách kể khác đôi chi tiết: “Hương là con Sở Hán/ ngày đêm sống cơ ngơi buồn kín/ Tự nhiên bụt gọi lên không hay/ Vì nàng mê tiếng đàn tính tiên với bụt/ Tướng Mạ - Lăng không cách gọi nàng/ Rút kiếm cắt dây đàn chín khúc/ Để ba dây cho bụt cho then/ Bực quá nàng không lên với bụt/ Đàn ba dây nàng xuống trần gian/ Để cứu nạn muôn dân được tốt/ Mất lòng cha mẹ bụt trên trời/ Nàng đành trốn vào rừng sâu ở/ Biến thành cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hương quế thơm hương/Người thế mới lấy làm hương chợ bán”(Nông Minh

Châu, sƣu tầm). Còn ở Thạch An (Cao Bằng), lời bài hát Mừng hƣơng, quan lang không kể về tích chuyện này mà chỉ nói về quá trình tạo ra hƣơng mà thôi. Điều này cho thấy rõ tính dị bản của tác phẩm văn học dân gian.

Cứ nhƣ vậy, gắn với mỗi nghi lễ, thủ tục nói trên lại là một câu chuyện cổ rất xúc động. Những bài thơ này, một mặt nó chứng tỏ tài năng, trí tuệ và tâm hồn thi ca của vị Quan làng, mặt khác nó cho thấy, ngƣời nghe cũng dễ dàng hòa nhập, say sƣa lắng nghe và sẽ trân trọng hơn với những nghi lễ mà Quan làng thực hiện.

Không chỉ là những tích truyện, bằng vốn sống, sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống, Thơ lẩu của ngƣời Tày còn có những lời hát mang tính khái quát triết lí, vừa đẹp về hình tƣợng lại vừa sâu sắc về ý nghĩa. Diễn tả: Cái sâu sắc của tình ngƣời thì “Lạy mạy tiển tọ lạc cần lỳ / Rễ cây ngắn, rễ ngƣời dài hơn”; diễn tả sự thấu hiểu công lao bố mẹ với con cái: “Liệng lục chắng chắc

công pỏ mẻ/ Nuôi con mới thấu công bố mẹ”; diễn tả một chân lí cuộc sống,

họ nói: “Mì nặm chắng mì pja mì khẩu/ Có nƣớc mới có cá có cơm” [16]. Vì thế, Thơ lẩu của ngƣời Tày thực sự là một kho báu trí tuệ, tâm hồn mà mỗi bƣớc tìm gặp là mỗi bƣớc khám phá kinh ngạc và kì thú.

Một phần của tài liệu thơ lẩu của người tày ở hà vị, bạch thông, bắc kạn (Trang 60 - 63)