7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Khái quát về dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn
1.3.2. Dưới góc nhìn trần thuật
Dễ dàng nhận thấy tiểu thuyết Linh Sơn có một nghệ thuật trần thuật độc đáo, người kể chuyện dùng đại từ để xưng hơ, kể chuyện. Có lúc trần thuật ở ngơi thứ nhất, cũng có lúc trần thuật ở ngơi thứ hai và thứ ba. Đối với mỗi ngôi trần thuật gắn với nhân vật ta, mi hay hắn là một quá trình vận động
trong không gian và thời gian khác nhau. Nhưng đứng dưới góc độ trần thuật gắn với tác giả thì dịch chuyển khơng gian được nhìn nhận trong một tổng thể không tách rời. Nghĩa là trong lúc mi tìm kiếm Linh Sơn thì ta cũng đi tìm
kiếm dân ca, phong cảnh và những chuyện li kì. Nhưng mi và ta chỉ là một
hình thức phân thân của tác giả nên chúng phải dịch chuyển đồng thời, dịch chuyển không gian gắn với người trần thuật sẽ là dịch chuyển đa chiều bao gồm: dịch chuyển trong không gian thực và ảo, hiện tại và quá khứ, kinh lịch và suy tưởng...
Cụ thể trong 81 chương của cuốn tiểu thuyết thì 34 chương trần thuật ở ngơi thứ hai gắn với hành trình của mi, 39 chương trần thuật ở ngơi thứ nhất gắn với hành trình của ta, 3 chương trần thuật ở ngôi thứ ba gắn với hắn, nàng (他,她) và 5 chương trần thuật trong vai trị của tác giả. Trong 5 chương đóng vai tác giả, Cao Hành Kiện đã làm sáng tỏ quan niệm cũng như dụng ý nghệ thuật của mình thơng qua cách thức trần thuật của cuốn tiểu thuyết.
Nếu như hành trình của nhân vật mi gắn liền với khơng gian suy tưởng và tâm linh, thì hành trình của ta lại gắn liền với những vùng địa lí dân cư cụ thể, những núi non, làng mạc, vùng dân tộc ít người, ở những khu bảo tồn thiên nhiên miền núi, những địa danh và những khơng gian văn hóa, tơn giáo… Bên cạnh đó, cả mi và ta đều có những cuộc gặp gỡ nhất định cho dù
gỡ - chia tay” diễn ra trong suốt cuộc hành trình và trong các chương của cuốn sách. Hoàng Thị Phương Ngọc cho rằng: “bằng khung kể chuyện song hành với những mảng ghép đẳng lập” với “sự di động điểm nhìn của người kể chuyện” là chất keo dính xâu chuỗi những mảng chuyện kể rời rạc lại với nhau [34, 43]. Ta cũng dễ dàng nhật thấy sự phân hợp vai người kể chuyện
thơng qua hành trình của nhân vật, nàng và mi tìm kiếm Linh Sơn (chương 25, 50), ta tìm Linh Sơn (chương 1, 16), hắn hỏi về Linh Sơn (chương 76). Chứng tỏ hành trình song song của các nhân vật trong không gian đều làm sáng tỏ một chủ đích là kiếm tìm Linh Sơn.
Chính góc nhìn trần thuật này đã thể hiện một cách rõ nét tính chất du ký, tự truyện, hư cấu của cuốn tiểu thuyết Linh Sơn. Từ điểm nhìn đó, ta thấy được cả một hành trình của nhân vật như một chuyến hành hương về ngọn nguồn văn hóa lịch sử của dân tộc, những suy ngẫm trăn trở của con người về cuộc đời về sự rối ren của thể chế chính trị cũng như sự thăng trầm của lịch sử. Đã có những đổi thay, đã có rất nhiều mất mát nhưng hiện thực thì khơng thể nào khác đi được. Chỉ có thể đứng dưới góc nhìn trần thuật ta mới có thể lí giải những cơ chế tâm lí của nhân vật phân thân trong cuốn tiểu thuyết này.
Có thể thấy, nếu dịch chuyển khơng gian gắn với người kể chuyện xưng ngôi thứ nhất ta là một sự dịch chuyển đậm màu sắc hiện thực thì dịch chuyển khơng gian gắn với người kể chuyện xưng mi là hành trình tìm kiếm sự linh thiêng màu nhiệm mang đậm màu sắc tâm linh. Bên cạnh hai điểm nhìn trần thuật luân phiên thay đổi này là sự xuất hiện của vai tác giả. Cao Hành Kiện xuất hiện và giải thích cho những kỹ thuật tự sự của mình dưới một góc nhìn tồn tri, nhà văn lí giải cơ chế hình thành nên nàng, mi, hắn dưới con mắt của một nhà phê bình văn học (chương 52). Chứng tỏ ngoài sự dịch chuyển trong văn bản (nhân vật trong tác phẩm) thì cịn có sự dịch chuyển ngồi văn bản (gắn với tác giả). Do đó, nếu dịch chuyển khơng gian dưới góc nhìn văn hóa
đã cho chúng ta một cái hình bao quát về dịch chuyển về thân và tâm của nhân vật thì dưới góc nhìn trần thuật lại hướng chúng ta đến những kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại với: nghệ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm, trần thuật phi trung tâm với điểm nhìn đa chủ thể.
Ngồi ra, dịch chuyển khơng gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện
không phải là thủ pháp chuyển cảnh trong kịch hay nghệ thuật gán ghép điện ảnh trong văn học hậu hiện đại mà nó mang đậm chất du ký bởi nghệ thuật định vị không gian hiện thực gắn liền với hành trình tìm kiếm của người kể chuyện.
Như vậy, dưới góc nhìn văn hóa hay góc nhìn trần thuật đều cho ta những trải nghiệm và kết luận khác nhau về mục đích của sự dịch chuyển khơng gian trong tác phẩm. Từ đó giúp ta có cái nhìn bao qt và tồn diện hơn, thấy rõ mục đích, ý nghĩa của dịch chuyển khơng gian trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Linh Sơn nói riêng.
Tiểu kết:
Dịch chuyển khơng gian có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nghệ thuật. Dù dịch chuyển mang tính chất tuyến tính hay đa tuyến, dịch chuyển một chiều hay đa chiều thì đều nhằm một mục đích là mở rộng khơng gian tồn tại và sinh hoạt của con người trong đời sống vật chất và tinh thần.
Từ trường phái địa lí – lịch sử, trường phái hình thức Nga với những lí thuyết về dịch chuyển không gian trong thần thoại, cổ tích đến dịch chuyển không gian trong thể loại du ký đã cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và khoa học về nhu cầu dịch chuyển không gian trong đời sống cũng như trong những hình tượng nghệ thuật. Đậm chất du ký, cuốn tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện là sự kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại với phong cách du ký, du hành. Cả tác phẩm là một hành trình khám phá văn hóa truyền thống đồng thời là cuộc hành hương nội tâm sâu sắc của nhân vật. Dù vậy, dưới góc nhìn trần thuật và góc nhìn văn hóa thì chuyến tìm kiếm Linh Sơn
chính mình” trong sự thể hiện của hai ngôi kể chuyện luôn thống nhất biện giải, bổ trợ và làm sáng tỏ cho nhau .
CHƢƠNG 2.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA TÂM VÀ THÂN GIỮA KHÔNG GIAN HƢ VÀ THỰC