Sự mở rộng trục không gian theo tư duy nhị nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Từ dịch chuyển không gian trong văn học dân gian, du ký đến sự dịch

1.2.1.1. Sự mở rộng trục không gian theo tư duy nhị nguyên

Thần thoại là thể loại văn học xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học các dân tộc, là những truyện kể liên quan đến các vị thần trong tín ngưỡng thời cơng xã ngun thủy. Khơng gian trong thần thoại là không gian sơ khởi, vô thủy vô chung gắn với những vị thần sáng tạo thế giới. Đó là Zeus ở núi Olempe trong thần thoại Hy Lạp, là nữ Oa đội đá vá trời trong thần thoại

Trung Hoa, là Ông Đùng bà Đà trong thần thoại Việt Nam …

Xuất phát từ tư duy nhị phân thời cổ đại, nhà nghiên cứu Levi Strauss chứng minh rằng người nguyên thủy tư duy theo từng cặp lưỡng lập và cho rằng logic nhị phân là cơng cụ chính yếu của phương pháp huyền thoại hóa.

Sự phân định trên - dưới, cao - thấp, dọc – ngang… theo tư duy nhị nguyên đã trở nên rất phổ biến và gắn liền với mỗi dân tộc, tư duy ấy được thể hiện trong các thần thoại về thần trụ trời, thần tát bể, thần kể sao, … Chính nguyên tắc nhị nguyên đã tạo nên những nhân tố quan trọng giúp việc phân định thế giới theo chiều dọc một cách dễ dàng. Không gian trong thần thoại mang tính hoang dã, nguyên sơ với các vị thần núi, thần sấm, thần mưa hay thần gió… khơng gian thần thoại luôn gắn liền với ý thức tôn giáo, tin

ngưỡng thờ cúng của người xưa. Như những cảnh hiến tế, cầu nguyện vốn diễn ra phổ biến trong Thần thoại Hy Lạp, La Mã…

Cùng với “thế giới phân đôi” theo hướng trên; dưới, cao; thấp là mơ hình ba thế giới theo cơ cấu: Thượng giới (cao – thiên đường gắn với thần tiên), Hạ giới (ở giữa – mặt đất gắn với con người, bán thần) và Âm giới (dưới thấp – địa ngục gắn với ma quỷ, thần chết, người chết). Không gian hoang dã, ngun khởi trong thần thoại chính là mơi trường tạo nên nhiều cổ mẫu, biểu tượng mang tính chất linh thiêng làm cho quá trình dịch chuyển của các nhân vật thần thoại mang tính chất biểu trưng và được soi rọi từ góc nhìn kỳ diệu và thần thánh hóa. Nói cách khác, dịch chuyển không gian theo kiểu “ngu công chuyển núi” phụ thuộc vào ý chí thần thánh, đậm chất hoang đường. Trong thần thoại về “Bàn Cổ sáng tạo thế giới” của người Trung Hoa, họ cho rằng Vũ trụ trước khi được tạo ra là một quả trứng lớn và hỗn loạn, từ trong quả trứng Bàn Cổ được sinh ra. Bàn Cổ ngủ trong quả trứng đó trong vịng 18 ngàn năm. Bàn Cổ vươn tay và chân làm mở tung quả trứng. Ánh sáng và dương khí dâng lên hình thành một bầu trời xanh cao lớn. Đồng thời, âm khí nặng và dày hạ xuống hình thành vùng đất rộng bao la … Có thể nói, khơng gian trong thần thoại gắn với thần linh sáng lập thường mang tính siêu khơng gian, Bàn cổ nằm trong quả trứng, vậy quả trứng nằm ở đâu. Do đó khơng gian thần thoại cịn được hiểu là “không gian trong không gian” mà người cổ đại chưa thể nhận thức được.

Mơ hình “tam thế giới” cũng được thể hiện rất rõ trong truyện cổ tích, đặc biệt là trong truyện cổ tích thần kỳ. Các nhà nghiên cứu như M. E.Melintinxki, K.X.Dovletov, V.I.A. Propp đều có chung một nhận định rằng truyện cổ tích ra đời như một thể loại cơ bản vào thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy tính chất “manh nha” của thời kỳ tiền giai cấp. Truyện cổ tích được nhìn nhận như là một “mảnh vỡ”

của thần thoại. Những nhà nghiên cứu như C. Macgan, E.B.Taylo, James Frazer… đều có nhận định về “cơ chế thần bí hóa” của các thế lực thần thánh đã tác động mạnh vào tâm thức của con người trong đời sống hiện thực, bởi một mặt con người chưa thoát khỏi thế giới tự nhiên mặt khác lại đem cơ chế, thuộc tính của bản thân cũng như cơ cấu tổ chức của xã hội loài người gán cho tự nhiên, khốc cho tự nhiên một chiếc áo chồng huyền bí thiêng liêng.

Từ tâm thức đó, để thực hiện ước mơ, lí tưởng cũng như giải quyết những khó khăn hay những vấn đề tiêu cực trong đời sống của mình thì người cổ đại thường hy vọng ở những phép thuật màu nhiệm.

Xét từ mối quan hệ giữa nhân vật và không gian, nếu như không gian thần thoại gắn với các vị thần, khơng gian sử thi gắn với anh hùng, thì khơng gian truyện cổ tích gắn liền với đời sống của người bình dân. Khi này, nhân vật thần thánh, hay tiên bụt chỉ mang tính chất hỗ trợ cịn nhân vật phản diện có vai trò tạo nên thử thách cho các nhân vật chính, xoay quanh một cốt truyện đạo đức nào đó…

Cả Levi- strauss và Melintinski đều đồng tình ở tính chất độc đáo của truyện cổ tích là lối tư duy nhị phân như đã trình bày, lối tư duy này in sâu vào các mẫu đề trong truyện kể dân gian. Tham khảo bảng tra motif của Thompson chúng ta dễ dàng thấy q trình dịch chuyển khơng gian của nhân vật như “hành trình đến thế giới khác”, “lên trời bằng cừu trắng”, “xuống địa ngục bằng cừu đen” (F69), “Đồ vật ở phía này thì màu trắng, phía kia thì màu đen trong khu vườn của thế giới khác” (F.162.1.2.1) v.v.. Chính lối tư duy nhị phân này, là cơ chế sản sinh các khơng gian trong truyện cổ tích thần kỳ. Sự dịch chuyển khơng gian khi này khơng cịn gắn với thần thánh, anh hùng nữa mà gắn liền với những con người bình dân, đời thường.

Trong kho tàng truyện cổ tích người Việt, màu sắc phong kiến hay khơng gian cung đình, lầu vàng gác tía, long li quy phụng hầu như khơng thấy

xuất hiện mà chủ yếu là khơng gian gắn bó với đời sống bình dân. Nhân vật chính thường là những con người hiền lành có xuất thân nghèo khổ, biết giữ lòng thiện, ni ý chí và ln sống có đạo đức trên tinh thần “ở hiền gặp lành” theo quan niệm truyền thống.

Trong bài viết “Tính hai mặt của không gian trong truyện cổ tích” Nguyễn Việt Hùng cho rằng, đặc điểm khơng gian nghệ thuật của thể loại cổ tích mang tính chất vừa thống nhất vừa đối lập bao gồm: khơng gian kì ảo và

khơng gian hiện thực; khơng gian cản trở và không gian phi cản trở, không gian điểm và khơng gian tuyến tính. Tác giả cũng nói đến “tính quan niệm của

khơng gian làng q trong truyện cổ tích người Việt, đó là khơng gian làng q gắn với sự sống, sự yên ổn (có khi tạm thời), không gian xa xôi lại gắn với thử thách, tai họa và bất trắc như ba anh em trong truyện Trầu cau ra đi khỏi nhà dẫn tới cái chết; Thạch Sanh đi khỏi gốc đa là đối diện với nguy hiểm, lừa lọc; con quạ trong Lọ nước thần mang bức tranh đi xa gây tai họa

cho hai vợ chồng… Qua đó thể hiện tính chất làng xã gắn với tư duy trọng nông, với quan niệm khơng gian làng q là dễ sống vì nó gần gũi, thân thuộc.

Bên cạnh khơng gian hiện thực là không gian kỳ ảo, không gian này bao gồm thiên đình, thủy phủ, âm phủ… nó chỉ tồn tại trong ảo tưởng, tâm thức và mang tính biểu trưng. Không chỉ vậy, không gian kỳ ảo là thước đo phẩm chất, là cơ hội mà ở đó người thiệt thịi được đền bù một cách xứng đáng. Như vậy sự dịch chuyển từ không gian hiện thực đến không gian kỳ ảo là sự dịch chuyển mang tính chất phép màu, lí tưởng và là ước mơ của người lao động. Đó chính là mơi trường thử thách đồng thời cũng là mơi trường ban thưởng cho người xứng đáng. Vì thế, sau khi nhân vật dịch chuyển đến những không gian kỳ ảo này đã đem đến một kết thúc có hậu cho truyện kể. Tuy nhiên cần hiểu rằng, không gian kỳ ảo và không gian hiện thực trong truyện cổ tích ln có sự đan xen, bổ trợ cho nhau. Nhân vật cổ tích thường khơng sống q lâu

trong môi trường kỳ ảo mà sớm hay muộn cũng trở về sống trong không gian hiện thực một cách hạnh phúc hơn như truyện Tấm Cám, Cây Khế v.v. Như

vậy, quá trình đi và về của nhân vật thường gắn với không gian hiện thực; ngược lại q trình biến đổi, hóa thân của nhân vật lại thường gắn với không gian kỳ ảo.

Nếu không gian trong thần thoại mang tính chất mơ hình hóa gắn liền với dịch chuyển không gian của thần linh theo chiều dọc thì Sử thi là sự mở rộng khơng gian theo chiều rộng gắn với hành trình của những anh hùng mang dáng dấp của những vị bán thần. Đó là hành trình của Asin, Uylise cùng chủ tướng Agamenon đến thành Thebes để chiếm lại nàng Helen cho Menelaus đồng thời đòi lại danh dự, tịch thu chiến lợi phẩm và chiếm đoạt thành bang của người Hi Lạp trong sử thi Iliat và Odiseus; Đó là chàng Rama anh dũng, trí tuệ siêu phàm cùng sự giúp đỡ của thần khỉ Hanuman trong hành trình giết quỷ Ravana để cứu nàng Sita trong sử thi Ramarana của Ấn

Độ; là Đăm San đi tìm nữ thần mặt trời của dân tộc Êđê… khơng gian trong sử thi mang tính chất địa lí, lịch sử gắn với địa phương và mục đích ra đi của những người anh hùng là để chinh phục, chiếm đoạt và khát khao chiến thắng để tiếng tăm lừng lẫy lưu truyền cho hậu thế.

Trong chuyến hành trình của mình, các nhân vật chính gặp vơ vàn những trở ngại từ đối thủ của mình là các anh hùng bên kia trận tuyến, các loài qủy quái yêu ma (Iliat và Odiseu) hay thiên nhiên khắc nghiệt (Đăm san)… Nhân vật sử thi gắn với người anh hùng, không gian sử thi gắn với quá trình dịch chuyển của nhân vật anh hùng, đó là việc xây dựng không gian “biển khơi sinh nở”, những vùng “đầm lầy nguy hiểm”, những “khu rừng âm u” - nơi trú ngụ của những tên khổng lồ ăn thịt người hay yêu ma quỷ quái. Đó là khơng gian chiến trận với những cuộc ẩu đả sinh tử, hòn tên mũi đạn, nạn dịch hoành hành trong tiểu thuyết dã sử ...

Khơng gian trong sử thi đã có sự phân biệt địa giới giữa bộ lạc, “thành bang chúng ta và xứ sở chúng nó”, giữa việc chinh phục và chinh phạt những vùng đất mới đầy cảm hứng anh hùng ca. Giọng điệu hào sảng đi cùng với tầm vóc vĩ đại của người anh hùng. Có thể nói rằng, sự dịch chuyển khơng gian gắn với người anh hùng trong sử thi mang tính chất tuyến tính, có xu hướng gần gũi với sự dịch chuyển không gian trong đời sống hiện thực của con người, đó là một điều tất yếu trong diễn trình tiến hóa mang tính lịch sử của nhân loại.

Cách tiếp cận vấn đề “dịch chuyển khơng gian trong truyện cổ tích” như trên đã gợi mở cho ta nhiều cách thức tìm hiểu các mơ hình khơng gian và ý nghĩa dịch chuyển gắn với nhân vật một cách ngày càng cụ thể, sinh động.

Khi xác lập mơ hình khơng cản trở - phi cản trở, không gian điểm - khơng gian tuyến tính Nguyễn Mạnh Hùng đã thể hiện rất rõ tính chất của truyện cổ tích gắn liền với con người, một mặt là không gian thần thoại tôn giáo với những phép thần thơng biến hóa như là một phương tiện giúp cho nhân vật lội núi, băng đèo hay ngồi trên lưng chim đến một không gian khác hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng bởi sự hỗ trợ của những phương tiện thần kỳ. Mặt khác, nhiều lúc không gian cản trở gây ra những trở ngại trong q trình di chuyển của nhân vật, đó là khơng gian đầy những thử thách, kẻ thù ngăn cản. Loại không gian này thường gặp trong kiểu truyện dũng sĩ, trong những truyện phiêu lưu, những cuộc truy đuổi của kẻ thù… cũng có khi nhân vật không vượt qua được sự khắc nghiệt của không gian nên thất bại như “Dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên cơng cán gì” hay Từ Thức rời cõi tiên với “suối tiễn oanh đưa” để rồi thấy “trần gian nhân thế đổi thay” vội vàng tìm lại cảnh Thiên Thai nhưng đã một đi không trở lại …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 26 - 31)