Cấu trúc sự dịch chuyển không gian trong Linh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Cấu trúc sự dịch chuyển không gian trong Linh Sơn

Trong 63 chương có dịch chuyển khơng gian trong tác phẩm thì 46 chương (73%) xuất hiện dịch chuyển một chiều và 17 chương dịch chuyển đa chiều (27%). Không chỉ thế, lối trần thuật song hành với hai điểm nhìn kể chuyện luân phiên đều đặn trong từng không gian riêng biệt giúp chúng ta có cái nhìn bổ trợ, bao qt đối với hành trình bao gồm cả thân - tâm của nhân vật.

2.3.1. Dịch chuyển một chiều

Dịch chuyển một chiều hay dịch chuyển tuyến tính thường xuất hiện trong văn học dân gian với thể loại cổ tích thần kỳ, thần thoại, sử thi. Khi đó khơng gian mở rộng hoặc nối dài theo hành trình của nhân vật; thời gian khơng có sự đảo trật tự mà mang tính tuần tự “ngày thứ nhất, ngày thứ hai…”. Khi yếu tố tâm lí, nội tâm của con người được chú ý thì thi pháp về khơng gian cũng thay đổi. Khi đó, khơng - thời gian với hiện tại, quá khứ, tương lai đều được dựng lên với những ý tưởng riêng của tác giả.

Có thể nói, chính những ấn tượng trong chuyến đi thực tế kéo dài 10 tháng, xuyên qua 15.000 km dọc con sông Trường Giang, đi sâu vào thung lũng Tứ Xuyên đã tạo cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết Linh Sơn. Dịch chuyển một chiều mang tính chất tuyến tính giống như một vịng hành trình của nhân vật từ nơi bắt đầu cho đến nơi kết thúc. Không gian điểm được xâu chuỗi lại theo con đường diễn tiến của địa lý và thời gian vật lí. Từ địa điểm đã đi qua nối tiếp địa điểm sắp tới giúp cho truyện kể không ngừng được mở rộng theo không gian. Trong một chương nhân vật dịch chuyển đến 4 hoặc 5 địa danh khác nhau (chương 22, 33, 39) nhưng cũng có khi tại một địa điểm mà nhân vật dịch chuyển trong rất nhiều chương, chẳng hạn như khi ta đến xứ sở của

dân tộc Khương được thể hiện trong 7 chương (2,4,6,8,10,14,16) hay vùng dân tộc Di trong 2 chương (18, 20) …

Nếu hành trình của ta đã đến rất nhiều địa danh và sưu tầm lại được

nhiều ca dao, dân ca, truyền thuyết và khám phá rất nhiều điều kỳ lạ trong suốt hành trình thì mi chỉ quanh quẩn trong thị trấn Ô Y từ chương đầu cho

đến chương kết thúc. Hành trình của mi thực tế chỉ là sự dịch chuyển trong phạm vi hẹp, trong khơng gian thị trấn nhỏ đồng thời cũng chính là q hương của nhân vật. Do đó hành trình của mi đi tìm kiếm Linh Sơn là một hành trình tách biệt khỏi những khơng gian kinh lịch khác. Khơng gian của thị trấn Ơ Y có ngọn núi Linh Sơn chiếm trọn vẹn gần nửa số chương của cuốn sách đủ

cho thấy khơng gian tâm lí và tâm linh có vai trị quan trọng nhất định trong tác phẩm.

Khơng gian thị trấn Ơ Y, nơi có ngọn Linh Sơn là một khơng gian khép kín gắn với hành trình tìm kiếm của mi. Mặc dù trần thuật dưới nhiều điểm nhìn quá khứ, hiện tại với không gian thực - ảo, kinh lịch – tâm tưởng xen kẽ, đa chiều nhưng dưới góc độ tâm linh đó chỉ là dịch chuyển một chiều mang nghĩa giác ngộ. Đó là tinh thần “vạn vật hữu linh”, “vạn vật giai bị vu ngã” tinh thần đó lấy “tâm” làm quy chiếu và dù nhân vật có đi bằng phương thức nào nếu tách khỏi con đường trở về của tâm thì đều là dịch chuyển sai phương hướng, dịch chuyển đa chiều và khơng thể đến đích. Như Đức thế tơn đã từng nói, sơng nước mênh mông nhưng trăm sông vẫn đổ về biển, “biển có một vị mặn cũng như giáo lí của ngài chỉ có một vị là giải thốt”.

Dịch chuyển một chiều được xác lập bởi tính đơn tuyến bao gồm: tính một chiều của thời gian tuân theo quy luật thời gian vật lý; tính một chiều của khơng gian tn theo trình tự địa điểm trong suốt cuộc hành trình. Khơng chỉ

thế, hành trình đến Linh Sơn là dịch chuyển một chiều cịn bởi ý nghĩa khơng có tứ phương “đơng tây nam bắc” mà chỉ có một hướng đó là trở về trung tâm.

Về thời gian cũng khơng có tứ thời “xuân hạ thu đơng”, khơng có q khứ, không vị lai mà từng khoảnh khắc phải an lạc trong thực tại.

2.3.2. Dịch chuyển đa chiều

Nếu dịch chuyển một chiều là đơn tuyến thì dịch chuyển đa chiều là một sự dịch chuyển kép, đặc biệt là sự xuất hiện của yếu tố tâm lí, khiến cho nhân vật từ không gian hiện tại về sống trong không gian quá khứ. Ta vẫn thường bắt gặp hiện tượng dịch chuyển không gian đa chiều gắn với sự thay đổi điểm nhìn trần thuật trong những tiểu thuyết hiện đại như Người Tình của

Margarite Duras, Đi tìm thời gian đã mất của Macel Proust, Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn, Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk ...

Ngoài yếu tố hồi ức, ta có thể thấy dịch chuyển đa chiều còn là dịch chuyển trong những khơng gian kỳ ảo, nhân vật cùng lúc có thể ở hai khơng gian khác nhau như phép “phân thân chi thuật” của Naruto trong truyện Manga (漫画) của Nhật Bản hay phép thế thân biến cành liễu thành người khi đối mặt với Trấn Nguyên Đại Tiên của Tôn Ngộ Không (Tây Du Ký- hồi 26)... Như vậy, dịch chuyển đa chiều được xét trong chiều của thời gian (hiện tại, quá khứ, vị lai) và chiều của tư tưởng, tâm lí.

Dưới góc độ trần thuật, ta cũng nhận thấy một sự dịch chuyển đa điểm nhìn từ góc độ người kể chuyện. Khi mi, ta và nàng dường như sắp bỏ dở

cuộc tìm kiếm Linh Sơn thì hắn ở chương 76 lại xuất hiện để hỏi về địa điểm Linh Sơn. Thực ra, tất cả những phân thân của nhà văn xuất hiện dưới dạng

người kể chuyện ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba đều được lí giải từ điểm nhìn của nhà văn ở chương 52. Do đó có thể thấy, dù dịch chuyển đa chiều hay đơn chiều thì mục đích tìm kiếm vẫn chỉ là một, nhờ vậy mà khung truyện kể được mở rộng và được làm sáng tỏ từ nhiều điểm nhìn bổ trợ. Trong tiểu thuyết Linh Sơn nhân vật có điểm xuất phát nhưng khơng có điểm quay

chiều và khép kín. Mặc dù vậy, trong tác phẩm, chẳng khó khăn để bắt gặp hàng loạt những ký ức tuổi thơ của tác giả trong suốt cuộc hành trình gắn với

ta và mi.

Trong thời gian mi đi tìm Linh Sơn thì ta đi tìm chân lí, lúc mi đi tìm

những kỷ niệm tuổi thơ thì cũng là lúc ta đặt chân lên một xứ sở xa lạ nhiều bí ẩn. Cả cuốn tiểu thuyết là một cuộc dịch chuyển kép của thân và tâm, bao gồm sự dịch chuyển không gian trong chiều hiện thực - quá khứ và trong chiều phi thời của suy tưởng, mơ mộng. Hiện thực, hồi ức và quá khứ đan xen trong suốt cuộc hành trình gắn với ta, mi, nàng đã làm nổi bật lên một hiện

thực: dù con người ta có ở nơi nào trong hiện tại thì cũng khơng ngừng nhớ về những khơng gian đã qua và nghĩ về không gian sẽ đến.

Nếu dịch chuyển về thân xác có giới hạn thì dịch chuyển về tâm là khơng có điểm dừng, nếu khơng gian hiện thực ln mang tính cản trở dẫn đến việc dịch chuyển trong không gian là hữu hạn thì dịch chuyển trong không gian tâm tưởng là phi cản trở nên khả năng vượt qua là vơ hạn. Có thể nói, dù dịch chuyển đa chiều hay một chiều thì bản chất của dịch chuyển không gian đã chứa đựng những thông tin về nhận thức, văn hóa.

Nếu những dịch chuyển hiện thực mang màu sắc khám phá, du ngoạn sẽ cho chúng ta những cảm nhận thú vị về cuộc sống hiện tại với những điều kỳ thú thì dịch chuyển về tâm lí với nhiều chiều kích của thời gian sẽ giúp tâm hồn ta được mở rộng chiều sâu một cách vô bờ bến. Tất cả những phương thức ấy đều có ý nghĩa nhất định đến việc mở rộng khơng gian và trí tuệ của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 64 - 67)