Thời gian đa tuyến, đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 80 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Thời gian đa tuyến, đa chiều

Không – thời gian là hai phạm trù không tách rời nhau, nếu trong tác phẩm tồn tại thời gian đa tuyến, đa chiều thì kéo theo việc xây dựng và xác lập không gian tương ứng. Trong tiểu thuyết Linh Sơn vấn đề thời gian được thể hiện trong hai phương diện cơ bản đó chính là: thời gian hành trình gắn với nhân vật và thời gian trần thuật gắn với tác giả. Hai dạng thời gian này tồn tại một cách đan xen, ln phiên thơng qua điểm nhìn đa chủ thể.

3.1.1. Thời gian hành trình

Linh sơn là một cuốn tiểu thuyết mang đậm phong cách du ký, do đó thời gian hành trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xâu chuỗi toàn bộ nội dung sự kiện của tác phẩm. Thời gian hành trình là một chuỗi thời gian mang tính chất tuyến tính. Nhờ thời gian này mà người đọc có thể xác định được tại một thời điểm nhất định nhân vật đang ở đâu (không gian điểm) nhân vật đang gặp gỡ những ai và đang làm gì (sự kiện cụ thể). Do đó, thời gian hành trình là thời gian của hiện tại gắn với sự dịch chuyển vật lí của nhân vật. Khi đó, khoảng thời gian nhân vật du hành qua các địa điểm khác nhau nhất thiết phải diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau, không thể cùng lúc mi

vừa đi đến thị trấn Ô Y vừa đến thăm vùng dân tộc miền núi. Do đó thời gian hành trình ở cấp độ vĩ mơ được xác định từ lúc khởi hành tại một địa điểm cụ thể cho đến khi kết thúc hành trình tại một điểm xác định trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thời gian hành trình là thời gian tiêu biểu gắn với dịch chuyển của nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất ta. Dạng thời gian này mang tính chất tự thuật gắn với tác giả được thể hiện một cách chi tiết, cụ thể qua hành trình của người kể chuyện đồng sự.

Độ dài thời gian nhà văn đặt chân đến những vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, thả bộ dọc con sông Dương Tử, thăm nhiều vùng bảo tàng, di tích văn hóa và vùng dân tộc thiểu số miền núi kéo dài khoảng 10 tháng. Đó là thời gian tồn cuộc hành trình gắn với tác giả, tạo tiền đề cho chúng ta soi chiếu vào thời gian hành trình của nhân vật như một người kể chuyện đồng sự. Ngoài khoảng thời gian hành trình mang tính chất bao qt chúng ta còn bắt gặp dạng thời gian mang tính chất phiếm định, không cụ thể được xác định bằng độ dài của ngày đêm như: qua hai đêm tại trại quan sát gấu trúc ở độ cao 2500m (chương 6), “Ta cùng hai người bạn đã dạo chơi ba ngày ở cái xứ sông nước này” (chương 67) hay “theo ơng, để đến Kim Đỉnh, ngọn núi chính, đi và về phải mất ba ngày” (chương 33)…

Thời gian hành trình thường được xác định chủ yếu bằng đơn vị thời gian là ngày hoặc đêm. Chẳng hạn như: “tối qua ta ở nhà một người bạn làm báo” (chương 14), “tối qua ta nài nỉ để được ngủ lại trong ngôi chùa Quốc Thanh” (chương 69), “ một đêm thu muộn, gió tây bắc lạnh buốt thổi. Mi đạp xe, vật lộn với gió” (chương 60) hay “tàu thủy neo lại một đêm tại Vạn Huyện” (chương 75). Ngồi ra thời gian hành trình cịn được biểu hiện trong tần số dịch chuyển của nhân vật. Chẳng hạn “Ta đã đến đây ba lần” nhà của vị trưởng làng về hưu của dân tộc Khương mà không gặp (chương 4)…

3.1.2. Thời gian tự sự

Dựa trên “luận thuyết tam phân” trong diễn ngôn trần thuật, Genette đã khái quát các phương diện diễn ngôn trần thuật bao gồm ba thành phần: câu chuyện, truyện kể và sự trần thuật. Theo Genette thì cấu trúc thời gian trong

truyện kể có quan hệ mật thiết đến diễn ngơn trần thuật. Thời gian được định nghĩa như là tương quan giữa truyện kể và câu chuyện.

Một truyện kể thơng thường có rất nhiều câu chuyện nhỏ bên trong, chính điều này đã tạo nên nhiều tầng bậc trần thuật trong tác phẩm. Chẳng

hạn trong Linh Sơn, cả tác phẩm là một hành trình tìm kiếm ngọn núi Linh

Sơn và sưu tầm văn hóa dân gian, nhưng trong hành trình lớn lại chứa đựng nhiều hành trình nhỏ, trong mỗi cuộc hành trình lại là những câu chuyện, sự kiện nhỏ xem kẽ vào trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, thời gian trần thuật chính là thời gian của truyện kể do nhà văn xử lí theo cách chủ quan của mình như: nhịp điệu, tốc độ, tần xuất kể… do đó nó mang tính hiện tại cịn thời gian được trần thuật chính là thời gian của những câu chuyện nhỏ diễn ra như thế nào, và những hậu quả, tác động của nó lên đời sống của nhân vật ra sao trong một thời gian và không gian cụ thể.

Có thể nói mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật được thể hiện thông qua ba cấp độ chủ yếu: Độ lệch, tốc độ và tần suất.

Độ lệch thời gian trong Linh Sơn được thể hiện thơng qua tính trật tự

tuyến tính gắn với hành trình của ta và mang tính phi đẳng thời gắn với hành trình của mi. Sự đảo trật tự truyện kể cịn diễn ra thơng qua việc sắp đặt sự kiện khơng theo một trình tự của truyện kể mà được soi chiếu từ cả hai cuộc hành trình gắn với hai người kể chuyện nên đã tạo ra một độ lệch tương đối gắn với các sự kiện trong toàn tác phẩm. Chẳng hạn khi đọc đến chương 68, thời điểm mà mi sau khi từ con sông âm phủ dưới đáy vực chui lên rồi đến gặp Lão Thạch để trị chuyện, hỏi đường vào núi Cơn Lơn thì sự kiện này lập tức nhắc ta rằng: có một sự trùng hợp của sự dịch chuyển không gian gắn với người kể chuyện ngôi thứ nhất ta ở chương 2. Như vậy, nhà văn đã quay đảo thời gian trần thuật gắn với chung một sự kiện sau 66 chương của tác phẩm. Bên cạnh việc đảo thuật bên ngoài (thời hiện tại gắn với truyện kể) là việc Cao Hành Kiện đảo thuật thời gian bên trong gắn với hồi ức của nhân vật.

Thời gian hồi ức, thời gian kỷ niệm chính là mơ hình thời gian ở thì q

khứ, kiểu thời gian này có vai trị quan trọng trong việc khắc sâu đời sống nội tâm của nhân vật với những ám ảnh của tuổi thơ, gia đình, xã hội có nghĩa to

lớn đối với đời sống nội tâm nhân vật. Đó là quá khứ bất hạnh của nàng hay tuổi thơ với rất nhiều kỷ niệm buồn vui của mi, ta hay những biến đổi thăng trầm của xã hội như chiến tranh, Cách mạng văn hóa…Tất cả đã tác động đến đời sống của nhân vật trong tác phẩm theo cách khác nhau.

Có thể trong một chương nhân vật nhiều lần hồi ức về khơng gian tuổi thơ; cũng có khi trong nhiều chương nhân vật chỉ nằm trong gian phòng mà khơng có sự dịch chuyển. Thời gian trần thuật gắn với nhân vật mang tính chất đa tuyến, song song bởi lẽ nó hội đủ mọi chiều của quá khứ, hiện tại,

tưởng tưởng gắn với sự kiện câu chuyện được song hành kể qua hai ngôi trần thuật chủ yếu.

Nếu như thời gian trong những câu chuyện của mi là thời gian tâm lí, thời gian của những huyền thoại, truyền thuyết thì thời gian trong những câu chuyện của ta lại là thời gian lịch sử, thời gian của giai thoại, thời gian của sự kiện kinh lịch; thời gian của nàng là thời gian của quá khứ, kinh nghiệm khổ đau... Chính mối liên hệ đan xen khơng tách rời giữa các ngơi kể với nhiều điểm nhìn được phân tách và hội tụ không ngừng làm cho thời gian tự sự khơng ngừng co giãn và mang tính đa tuyến (kể chuyện) và đa chiều (quá khứ, hiện tại, tương lai – hiện thực, truyền thuyết, huyền thoại, lịch sử - chiêm bao, tưởng tượng và hiện thực hay biên niên.

Bên cạnh thời gian của tuổi thơ gắn với cả mi, ta và nàng ta còn bắt gặp một dạng khơng gian q khứ tiêu biểu có ý nghĩa nhất định đối với số phận nhân vật trong tác phẩm đó chính là thời gian của đại cách mạng văn hóa hay

thời gian của vết thương. Thời gian của cuộc cách mạng 10 năm văn hóa này

được nhân vật thể hiện bằng một giọng điệu khách quan, khơng phân tích trên trang viết mà chỉ nêu lên sự kiện với những mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn trong chương 18: “mười năm trước, quanh hồ, một vùng chung quanh hàng trăm, núi hãy còn cây che phủ. Hai mươi năm sớm hơn nữa, một rừng rậm và

tăm tối trải ra đến tận bờ hồ... Mười năm vừa rồi, mùa đông đặc biệt rét, băng giá sớm và hạn hán mùa xuân rất gay gắt. Trong Cách mạng văn hóa, Ủy ban cách mạng huyện vừa mới lập đã muốn cách tân … Bây giờ chỉ còn lại một phần ba khối lượng nước” [14, 165-166] hay trong chương 75: “Ông kể cho ta nghe ông đã nấp trong ca bin hoa tiêu, chứng kiến một cuộc tàn sát trong

Cách mạng văn hóa… Ba người một, cổ tay trói vào nhau bằng dây thép, rồi

bị hất xuống sơng bởi những tràng súng máy...”[14, 676].

Có thể nói, thời gian của Cách mạng văn hóa là thời gian của vết thương mà hậu quả bi kịch ấy đối với người tri thức, người phụ nữ là nặng nề nhất.

Ngoài ra, thời gian của những huyền thoại về Nữ Oa, Hồng Hài Nhi, Viêm Hồng, Chu Dung… mang tính chất phiếm định ln được trình bày

một cách song song cùng thời gian sử biên niên cụ thể. Chẳng hạn ở chương 5: Nhân vật nhắc đến lịch sử biên niên của huyện Vu Sơn qua 17 đời. Từ thời

Đường Nghiêu, Hạ, Thương, Chu ... đến thời Hậu Hán hay lịch sử của khu

rừng Thần Nông Giá tỉnh Hồ Bắc ở chương 59 được thể hiện theo dạng: “năm

1907, một người Anh tên là Wilson đã đến sưu tầm mẫu vật ở đây.. năm 1960, Cục không ảnh của bộ Lâm nghiệp dựng nên một bản đồ.. năm 1962

bắt đầu khai thác ở phía Bắc và năm 1966 bắt đầu có đường giao thông… Năm 1970, một đơn vị hành chính được lập nên… Năm 1976, các nhà khoa

học ra lời kêu gọi bao vệ Thần Nông Giá” …

Vấn đề thời gian dịch chuyển gắn với nhân vật cịn được thể hiện thơng qua tần suất dịch chuyển không gian của nhân vật trong các chương của tác phẩm. Theo thống kê, trong 63 chương có sự dịch chuyển khơng gian thì nhân vật đã kinh lịch qua 37 điểm khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt dịch chuyển trong thị trấn Ơ Y ở phía Đơng Nam của thành phố Nam Kinh có tỷ lệ cao nhất với 51 lần dịch chuyển được thể hiện trong 11 chương, sau đó là dịch chuyển 24 lần trong khơng gian khu bảo

tồn trọng điểm quốc gia ở Vùng Ngọa Long ở huyện Vấn Xuyên và trong xứ sở của dân tộc Khương với giai thoại về một thợ săn, pháp sư có tên gọi Lão Thạch. Tần số dịch chuyển cao được thể hiện trong ba mơ hình khơng gian

chủ yếu: thị trấn Ô Y gắn với người kể chuyện mi; không gian khu bảo tồn tự nhiên và vùng dân tộc thiểu số gắn với người kể chuyện ta. Có thể nói, vấn đề thời gian trần thuật gắn với tác giả được thể hiện rất đậm nét thông qua tần suất kể chuyện của Cao Hành Kiện, chẳng hạn câu chuyện về người đàn bà trung niên mời ta về ăn cơm và tâm sự được kể duy nhất một lần ở chương

73 trong khi câu chuyện ta đến nhà Thạch lão gia được nhắc lại trong cả chương 2 và chương 68 hay là câu chuyện về thời Cách mạng văn hóa được nhắc lại 12 lần...

Hoàng Thị Phương Ngọc cho rằng: “Bằng thủ pháp hiện tại hóa truyền

thuyết, Cao Hành Kiện đã tạo nên mạch chảy tuyến tính nối giữa thời gian

truyền thuyết và hiện tại, khiến người đọc có cảm giác những truyền thuyết ấy vẫn tồn tại như một mạch nước ngầm trong cuộc sống hiện tại”[34, 86].

Yếu tố khơng gian đóng vai trị gợi nhắc lịch sử văn hóa mang tính sự kiện và thời gian luôn tương tác, bổ trợ khơng tách rời trong tồn cuốn tiểu thuyết. Chính sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật mà nhà văn tạo nên một khung thời thời gian đảo tuyến xen kẽ với nhiều chiều kích thời gian- khơng gian thể hiện rất rõ sự di động và luân phiên điểm nhìn gắn với người kể chuyện nhân vật và người kể chuyện tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)