Nghệ thuật kỳ ảo hóa không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nghệ thuật kỳ ảo hóa không gian

Nghệ thuật kỳ ảo hóa khơng gian trong Linh Sơn được thể hiện trên hai

phương diện. Một mặt nhà văn hiện thực hóa khơng gian kỳ ảo mặt khác không ngừng đan xen những yếu tố suy tưởng và mộng mị vào truyện kể khiến cho ranh giới thực và ảo, kinh lịch và tưởng tượng bị nhịe mờ, khó phân tách. Khơng gian từ đó được mở ra trong chiều dài rộng của hiện thực với những địa danh cụ thể cùng chiều sâu của giai thoại, suy tưởng, ký ức.

3.3.1. Hiện thực hóa khơng gian ảo

Trong tiểu thuyết Linh Sơn, ta luôn cảm thấy sự sống động của hiện thực dù đó là cảnh mơ mộng hay hồi ức. Đó có thể nói là một sự tái hiện có chọn lọc của người kể chuyện thông qua thủ pháp chi tiết hóa nội dung miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn đã đưa những cảm xúc, giác quan vào trong việc cảm nhận không gian, từ âm thanh đến màu sắc, hương vị dù là thực hay ảo một cách sống động, chân thực. Chẳng hạn trong chương 42, khi mơ thấy mình chết, nhân vật cịn nghe thấy tiếng gào thét, tiếng của những bài tế ca nguyên vẹn từ bà cụ làm chủ lễ trong đám tang: “Mi toan co cẳng bước qua bà ta nhưng bà ta bắt đầu the thé réo lên:

Tu Tan a! Tu Tan ô! Chân bé như đôi đũa, Đầu to như cái lồng vịt, Nó đến thì việc xong nhanh Nó đến thì ta nhờ vả được Cầu cho nó đến nhanh

Bảo nó đừng có chậm!

Bà vẫn gào réo, từ từ đứng lên, vẫy vẫy tay về phía mi, các móng tay bà như những móng gà con chĩa vào mắt mi.” [14, 353].

Mối liên hệ giữa hiện thực và mơ mộng được sáng tỏ khi đọc đến chương 41. Ở chương này, người kể chuyện ngôi thứ nhất ta đã được một

người bạn Mèo tặng cho một tập viết tay về ca dao dân ca đã được dịch sang tiếng Trung. Để rồi chính những bài ca đó lại xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật ở chương 55. Điều đó cho thấy, yếu tố kinh lịch và tưởng tượng luôn

đan xen và bổ khuyết cho nhau, bên cạnh đó ranh giới của người kể chuyện

xưng mi và ta có sự gặp gỡ và làm sáng tỏ dần từ chương 31 trở đi. Âm thanh và hình ảnh, động tác của người và cảnh vật trong mơ mộng cũng được miêu tả hết sức chi tiết và sinh động.

Phương thức hiện thực hóa khơng gian kỳ ảo trong Linh Sơn chính là

phương thức chi tiết hóa và cụ thể hóa khi miêu tả cảnh vật và sự kiện trong bối cảnh của những giấc mơ và dịng hồi ức. Khơng gian nhờ vậy không chỉ được mở rộng nhờ miêu tả mà còn được diễn đạt thông qua những cảm xúc đến từ các giác quan thực tế khiến cho âm hưởng đời sống và cảm giác mộng ảo đan xen khó phân tách tạo nên hiệu ứng hư thực kết hợp, kỳ ảo biến hóa khiến cho truyện kể vừa có màu sắc ký sự, du ký vừa đậm đặc chất hư cấu, tưởng tượng.

3.3.2. Nhịe mờ hóa ranh giới giữa thực và ảo

Ranh giới giữa thực và ảo có thể là do chủ đích của người kể chuyện nhưng cũng có thể là do sự lạ lẫm và khác biệt về văn hóa của một người “quen ở phương Bắc giờ đang ở phương Nam”. Ranh giới thực và ảo xuất phát từ văn hóa mang tính chất bản sắc của địa phương khiến nhân vật không khỏi ngỡ ngàng, như bị lạc vào một không gian mơ mộng. Ở chương 22, người kể chuyện thuật lại kỷ niệm khi tận mắt thấy cảnh những ông già bà cụ

đang hát những bản tình ca mà cảm giác giống như những tiếng ho thốt từ các hình nhân nho nhỏ trong lễ tang:“Ta ngỡ mơ nhưng ta quan sát thì những người quanh ta ở đây đều đang thật sự sống rõ ràng. Ta tự cấu đùi qua quần, vẫn là cái đau quen thuộc” (chương 22).

Ngồi ra, khơng gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện còn đậm chất hội họa với những nét vẽ cách điệu không gian rất thú vị. Không gian vừa giống như những xúc cảm miên man của dòng ý thức vừa như một bức tranh

sơn thủy được đưa ra triển lãm với những mảng vẽ tối sáng, tông màu đậm

nhạt khác nhau: “Trời … xám… một vùng nước… cây trụi lá… không một chút mầu xanh… những mơ đất… tất cả đen sì… xe cải tiến… chim chóc… đẩy thật lực… khơng hề kích động… sóng trào từng đợt… sẻ mổ hạt… các cành con… thâu suốt… thèm khát da thịt… người ta có thể tất cả… mưa… đuôi con gà mái… lông vũ nhẹ bỗng… mầu hoa hồng… đêm khơng đáy… khơng đến nỗi tồi… gió thoảng…”(chương 77).

Trong bài tìm hiểu về kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhà văn đã lấy ví dụ so sánh giữa hội họa và kỹ thuật dòng ý thức: “ngơn ngữ dịng ý thức khơng giống như thủ pháp vẽ phác họa bằng đường nét, mà là kĩ thuật sơn dầu - từng nhát cọ, từng mảng màu tiếp nới tơ nên. Nhìn gần thì chỉ thấy giăng bê ̣t những đám màu, lùi xa nhìn lại mới nhìn ra tồn cục bức vẽ.”[16].

Ngoài ra, khơng gian kỳ ảo trong tác phẩm này cịn là sự mô phỏng thế giới tâm linh của nhân vật, nó có thể xuất hiện trong ảo giác hay trong mộng mị, vô thức của nhân vật. Không gian kỳ ảo trong tác phẩm chủ yếu gắn với người kể chuyện ngôi thứ hai – mi đem lại vẻ đẹp huyền ảo cho tác phẩm.

Chính sự hịa trộn các miền khơng gian với hai tông màu tối sáng, đen trắng đã biến Linh Sơn trở thành một bức thư pháp, bố cục khơng gian thì ln giãn nở theo nhiều điểm nhìn khiến cho chiều kích cao thấp, gần xa được quan sát một cách cụ thể, sự mở rộng và thu hẹp không gian tâm tưởng phần nào lột tả những biến động phức tạp trong đời sống nội tâm người kể chuyện.

Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Linh Sơn được nhìn nhận là loại

khơng gian mà ở đó cái thực vào ảo đan xen hịa kết vào nhau khó tách bạch nhưng khơng bao giờ đồng nhất. Không gian kỳ ảo không đối lập với khơng gian hiện thực mà nó phát sinh từ hiện thực, đó là khơng gian phản chiếu của hiện thực khách quan. Chẳng hạn, ngọn núi Linh Sơn vừa là không gian kỳ ảo vừa là không gian tâm linh, bởi từ xa xưa hình tượng núi sơng với nét hùng vĩ, bí ẩn đã góp phần tạo nên sức mạnh linh thiêng trong tâm thức của con người. Mặt khác, khơng gian kỳ ảo cịn biểu hiện ở sự bố trí thiếu logic, đang là sơng biển lập tức hóa thành núi cao, vực sâu, băng tuyết, đang là sự sống bỗng dưng hóa thành cái chết… Đặc biệt là khơng gian kỳ ảo ở cuối tác phẩm: “Mi trượt trên bề mặt trơn bóng, cái lạnh làm tê cứng má mi, mi phát hiện ra ở trước mắt mi những giọt băng óng a óng ánh mn nghìn ánh lửa. Hơi thở từ miệng mi lập tức tụ thành lớp sương mù nơi lông mày. Một cô quạnh bao la bủa vây mi.”[14, 709]. Đó vừa là cảnh ảo vừa là mộng ảo, hịa trộn giữa tâm lí và tâm linh. Ngồi ra, khơng gian trong mơ mộng, hồi ức và hiện thực khơng có sự tách bạch cụ thể mà ln có sự đan xen, hịa kết. Đặc biệt là sự xuất hiện của ngọn núi Linh Sơn, dịng sơng qn lú (chương 66) hay ngọn núi

băng tuyết ở các chương: 77, 78, 80.

Có thể nói, khơng gian kỳ ảo trong Linh Sơn đậm màu sắc hội họa và

mang hơi thở thiền một cách rõ nét. Vẻ mĩ lệ của khơng gian kỳ ảo cịn thể hiện ở tính chất động của mọi cảnh vật về bố cục, màu sắc, âm thanh. Sự biến đổi từ màu sắc đến bố cục cũng thể hiện những cung bậc của cảm xúc nhân vật đi từ khao khát chinh phục không gian đến bất lực buông xuôi trước khơng gian.

Bên cạnh đó, motif “nhớ lại”, “ký ức hiện về” trở thành phương thức chủ đạo khi nhân vật hoài niệm về quá khứ. Thời gian trần thuật ở thì hiện tại đan xen, tổng hòa với thời gian lịch sử, thời gian ký ức và mộng mị đã tạo cho

không gian có tính đa chiều mà mang tính thời gian. Hầu hết những kỷ niệm đều là sự tái hiện của trí nhớ một cách chủ động.

Cũng có khi nhân vật chìm đắm trong hồi ức và mơ màng trong không gian hiện thực, thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật bị xóa nhịa, ranh giới giữa khơng gian q khứ và hiện tại bị nhịe mờ, trực giác và ký ức đan xen khiến khơng gian mất đi tính thời gian mà đồng hiện trong thực tại: “Trên mái nhà, cỏ khô hay tươi, trắng hay xanh nhè nhẹ đung đưa trong gió. Thế là đã bao nhiêu năm rồi mi khơng nhìn thấy cỏ kia ở trên mái nhỉ? Chân trần, mi đập chân trên các viên đá lát hằn sâu vết bánh xe cút kít và mi vụt nổi lên từ tuổi thơ mi, mi vụt nổi vào hiện tại” [14, 36]. Ở chương 55, khi người kể chuyện xưng ta đến nhà một người quen ở Bắc Kinh và được đón tiếp chu đáo thì trong giấc mơ, nhân vật lại lạc vào trong rừng tùng cùng những cô gái trẻ trung, vui nhộn, những nữ diễn viên tập sự, nữ sinh mới tốt nghiệp đại học chí chóe đi lượm nấm trong rừng. Hình ảnh, âm thanh được diễn đạt sống động và chân thực như thật: “vừa nói các cơ vừa đi tìm một chậu than và nhặt củi, còn mi, mi nằm xõng xoài ra đất để thổi lá và cành tùng khô, mắt đỏ lên vì khói, ngọn lửa bắt đầu bốc lên, mọi người reo vui nhảy quanh lửa, ai đó chơi ghi ta, mi bèn lăn long lóc trong cỏ, mọi người vỗ tay hoan hô mi…”[14, 477].

Thế giới của ký ức hay của mộng mị đều có nét tương đồng, đó chính là những hình ảnh có sức gợi. Ký ức là nhớ lại một cách ý thức từ những gợi ý của khơng gian hiện thực cịn Mộng mị lại chỉ đến một trạng thái mà ở đó nhân vật mất đi sự kiểm sốt của lí trí, chìm đắm trong khơng gian vô thức, ảo giác hoặc sống lại thời quá khứ một cách bị động.

3.3.3. Không gian khép kín

Từ góc độ trần thuật của cuốn tiểu thuyết, truyện kể được dẫn dắt chủ yếu bởi hai người kể chuyện: ngôi thứ nhất “ta” và ngôi thứ hai “mi” xen kẽ

và bổ trợ cho nhau. Hai vai trần thuật luân phiên một cách logic khiến ta cảm nhận đây là hai câu chuyện gắn với hai cuộc hành trình riêng biệt do sự di động điểm nhìn của người kể chuyện trong mỗi không gian và thời gian riêng biệt.

Khơng gian kinh lịch gắn với điểm nhìn của “ta” là những không gian được xác lập một cách cụ thể thơng qua hành trình của nhân vật và mang tính chất tuyến. Thời gian là khoảng 10 tháng và không gian là những địa điểm dọc theo con sông Trường Giang vào thềm lục địa Tứ Xuyên. Nhân vật đã qua rất nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vùng dân tộc thiểu số miền núi, các nhà bảo tàng, những di tích văn hóa lịch sử…

Trong Linh Sơn, khơng gian kinh lịch xuất hiện trong 39 chương chiếm 48% trong khi khơng gian khép kín gắn với điểm nhìn trần thuật ngơi thứ hai “mi” xuất hiện trong 34 chương, chiếm 42 %. Có thể nói, kết cấu trần thuật của tác phẩm tương đối đều đặn với sự luân phiên điểm nhìn liên tục, lối tự sự đa nguyên và phức điệu khiến truyện kể trở nên khách quan, sinh động và cuốn hút.

Bên cạnh không gian hiện thực không ngừng mở rộng theo bước chân của nhân vật (đậm chất du ký) thì khơng gian thị trấn núi Ơ Y chính là khơng gian khép kín, tổng hịa những yếu tố thực - ảo, vật chất – tâm linh, hạnh phúc – đau khổ … mang màu sắc huyền ảo Mĩ La tinh. Có thể nói thị trấn Ơ Y là khơng gian mang linh hồn của tồn tác phẩm.

Bắt đầu cuộc tìm kiếm từ chương đầu tiên với: “Xắc trên lưng, xà cột ở tay” đến kết thúc cuộc tìm kiếm ở chương 76: “bờ bên kia của thị trấn Ơ Y” khơng gian khơng có sự mở rộng ra bên ngoài, tất cả mọi hoạt động, sự kiện gắn với ta và nàng đều diễn tra trong khơng gian khép kín.

Đứng từ phương thức dịch chuyển của nhân vật để quan sát, có thể nhận thấy, ngoại trừ chương đầu tiên thì hầu hết dịch chuyển gắn với người trần

thuật ngôi thứ hai mi đều sử dụng phương thức đi bộ. Mọi hoạt động dịch

chuyển không hề ra khỏi phạm vi của thị trấn Ô Y. Đây chính là khơng gian khép kín tiêu biểu gắn với đời sống tâm lí phức tạp của nhân vật.

Ngồi ra, trong hành trình của nhân vật, không gian “bến Vũ” với “vách đá oan hồn” (chương 9) cũng là một trong những không gian gắn với bi kịch của những người phụ nữ. Họ tìm đến đó để giải quyết những bế tắc, khổ đau trong cuộc đời. Đó là những khơng gian đen tối, khơng lối thốt khiến nhân vật mất phương hướng giống như mặc cảm khải huyền trong văn học Mĩ La tinh.

Nhân vật tìm đến Linh Sơn với lí tưởng là tìm kiếm sự an lạc, ở đó mọi sự vật, hiện tượng đều trong trạng thái nguyên sinh, có thể ngắm “linh hồn” và “cảnh phượng hoàng” nhưng để đến được Linh Sơn nhân vật phải trải qua muôn trùng vất vả với núi cao, vực sâu hay sơng biển gầm thét. Đó là khơng gian hỗn mang bao gồm tất cả: hiện thực - tâm tưởng, thiên đường – địa ngục, hạnh phúc – khổ đau, giác ngộ - vô minh…

Do đó khơng gian thị trấn núi Ơ Y vừa mang tính đồng hiện vừa như bị cơ lập tuyệt đối. Nó được xác lập bởi một cộng đồng dân cư thiểu số, cư ngụ tại một nơi hẻo lánh tách biệt hẳn với khơng gian bên ngồi. Hình tượng “sau chuyến đi dài trong cô quạnh, hắn đến trước một ông lão quần trùng áo dài” gợi cho ta một cảm giác của huyền thoại, cổ tích. Khơng gian khép kín với đặc điểm nhỏ hẹp gắn với điểm nhìn từ quá khứ: gia đình, bạn bè, xã hội đến những mối quan hệ hiện tại: “bạn đồng hành”, “người chỉ đường” tạo cho khơng gian có chiều sâu của thời gian. Khơng gian khu biệt hẻo lánh và thưa thớt mang tính chất “làng xã” và “diễn xướng” tạo nên sự yên tĩnh và kỳ bí linh thiêng cho cuốn tiểu thuyết.

Khơng gian thị trấn Ơ Y thực ra là không gian của sự trở về theo hình xoắn ốc mà Linh Sơn nằm ở chính giữa. Do đó, khơng gian này chứa đựng tất

cả những biến động phức tạp trong đời sống tâm hồn của nhân vật. Trong hành trình của mình, dù nhân vật đã kinh qua “trăm trốn ngàn nơi” thì Linh Sơn vẫn là linh hồn, tâm điểm của tồn cuộc tìm kiếm. Đó chính là sức nén

của khơng gian khép kín với hư thực đan xen gần với hành trình giác ngộ chân tâm (quy nguyên phản bản) đậm chất tôn giáo.

3.3.4. Không gian đối lập

Không gian trong một tác phẩm văn học ln mang tính chất tổng hịa và bổ trợ lẫn nhau. Trong Linh Sơn, không gian thiên nhiên và không gian

sinh hoạt hịa trộn vào nhau khơng tách rời: núi cao - vực sâu, thành thị - nông thôn, thực - ảo đan xen chồng chéo. Mặc dù là những không gian trong thế lưỡng lập nhưng không thể hiện sự đối lập mang tính phân biệt mà tạo nên một nét tổng hịa cân xứng. Đặc biệt khơng gian kỳ ảo đối lập Thiên đường và

địa ngục trong cuốn tiểu thuyết vừa mang nét chấm phá đậm chất hội họa vừa

như không gian tâm cảnh của thiền đạo.

Không gian “âm ti xứ chết” (chương 66, 78) và không gian thiên đường (chương 81) đậm chất kỳ ảo với hình ảnh của dịng sơng qn lú, của núi băng: “Trong các hốc sông, giữa những rễ cây ngâm trong nước vang lên những tiếng sóng đập từng nhát thê lương. Thân thể một cô gái tự tử xi dịng nước, tóc lịa xịa. Dịng sơng chảy giữa khu rừng đen tối như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết linh sơn của cao hành kiện (Trang 93)