Nguy cơ và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 91 - 93)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye

3.2.1 Nguy cơ và thách thức đối với Việt Nam

Với hơn 3000km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng năm Việt Nam phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc Thái Bình dương và biển Đơng, lại chịu nhiều tác động của loại hình thời tiết phức tạp. Hiện tượng thiên tai kh tượng xảy ra gần như quanh năm trên khắp cả nước. Vì vậy, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường… ở Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sơng Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (sông Hằng) (Bangladesh).

Trong Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu 2011 nêu rõ, ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,7o

C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khơ lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện t ch đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng

sơng Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Báo cáo của tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam (tháng 9-2012) cũng chỉ rõ viễn cảnh trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia "có nguy cơ cực lớn" do các tác động của biến đổi khí hậu.Kết luận này căn cứ vào chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI) được đánh giá dựa trên 42 yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường để đánh giá rủi ro trên ba lĩnh vực chính của các quốc gia.

Bên cạnh đó, Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với Biến đổi khí hậu được Bộ Tài ngun và Mơi trường công bố ngày 22/1/2015một lần nữa cảnh báo, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu; trong đó bão, lũ lụt là hai loại thiên tai thường xun và nguy hiểm nhất.Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010 đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông. Hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, và nhiều thiên tai khác cũng đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển của các vùng miền trên cả nước. Cùng với sự gia tăng của nhiệt độ và các hiện tượng cực đoan, số lượng bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có thể giảm về tần suất nhưng tăng về cường độ và số lượng bão mạnh. Số ngày rét đậm, rét hại cũng có xu thế giảm, tuy nhiên số lượng các đợt rét lại biến đổi phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác…

Đặc biệt, trong những năm gần đây, các loại hình thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.Đây cũng là nguy cơ hiện hữu, tác động trực

tiếp đến mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)