Một số khuyến nghị và giải pháp đối với ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 94 - 101)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye

3.3 Một số khuyến nghị và giải pháp đối với ASEAN

Biến đổi khí hậu rõ ràng là một thách thức lớn đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt bởi vì nó sẽ gây ra các hậu quả kinh tế nặng nề, làm gia tăng khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong ASEAN, làm tê liệt các mục tiêu hội nhập kinh tế, xã hội ASEAN vào năm 2015, tạo ra các nguy cơ bất ổn đối với an ninh của khu vực. Bởi vậy các nước ASEAN cần khắc phục những điểm tồn tại trong q trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, sau đây là một số khuyến nghị giải pháp thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN:

Thứ nhất, ASEAN cần triển khai nhanh chóng các quyết sách, biến

quan điểm quyết tâm thành hành động cụ thể, triển khai thực chất các biện pháp cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các biện

pháp thích ứng và giảm nhẹ. Đáng chú ý, ASEAN cần xây dựng các khuôn khổ giám sát quá trình triển khai các biện pháp cụ thể, xây dựng các biện pháp xử phạt có tính pháp lý với việc triển khai chậm trễ các kế hoạch chung của ASEAN tại mỗi quốc gia. Có như vậy, việc triển khai các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mới theo kịp với các thách thức mà vấn đề toàn cầu này đang đặt ra.

Thứ hai, ASEAN cần tiếp tục cải thiện ―Phương thức ASEAN‖ theo

hướng vẫn bảo đảm được tính nguyên tắc của phương thức này nhưng có sự đẩy nhanh tốc độ đồng thuận, nhất trí trong thảo luận, đàm phán giữa các nước thành viên liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu.

Thứ ba, ASEAN cần triển khai hiệu quả lồng ghép các biện pháp ứng

phó, phối hợp chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu chung của ASEAN nhuần nhuyễn giữa các quốc gia, có t nh đến trình độ của từng nước để các biện pháp chung được thực hiện đồng đều và đem lại hiệu quả thực chất.

Thứ tư, ASEAN cần xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí

hậu mang tính lâu dài, bao qt, tính tốn tới việc bảo đảm kế sinh nhai của các cộng đồng dân cư, nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi hơn trong xã hội. Điều này là vô cùng cần thiết bởi những cộng đồng dân cư, các nhóm dân cư nghèo khổ, sử dụng các kế sinh nhai phụ thuộc vào tự nhiên là các nhóm dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Có các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới cộng đồng này sẽ bảo đảm được tính bền vững của phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ năm, ASEAN cần có các chương trình dài hạn nhằm nâng cao sự

hiểu biết của người dân ASEAN về các hiện tượng biến đổi khí hậu, tác động kết quả, nhu cầu thích ứng và việc thiết kế và thực hiện phù hợp các biện pháp thích ứng. Chỉ thơng qua việc nâng cao sự hiểu biết và hành động của người

dân mới có thể giúp ASEAN tạo dựng được Cộng đồng ASEAN bền vững, chống chịu hiệu quả trước biến đổi khí hậu và thiên tai thảm họa.

Cuối cùng, để phát triển các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu

chung của toàn khu vực mạnh mẽ hơn, các nước ASEAN cần tăng cường tham gia tích cực và hiệu quả tại các cuộc đàm phán UNFCCC và đặt chúng dưới sự giám sát của ACCI.Thơng qua đó, lợi ích của các quốc gia thành viên và của chung Hiệp hội trở nên hài hịa và đóng góp hiệu quả vào nỗ lực chung của toàn khu vực.

Tiểu kết

Với những kết quả quan trọng đạt được, triển vọng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN nhìn chung là khả quan và có nhiều thuận lợi để khu vực tiếp tục tăng cường nỗ lực vì mục tiêu chung. Cần phải thấy rằng, ASEAN đứng trước rất nhiều cơ hội thuận lợi để tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu. Thuận lợi quan trọng nhất chính là nhận thực ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về tác động của biến đổi khí hậu đã thúc đẩy ASEAN tiến tới một quyết tâm và hành động chung ứng phó với vấn đề này. Cùng với xu hướng chung của toàn cầu, ASEAN đã thiết lập nên những cơ chế hợp tác và các khuôn khổ pháp lý cần thiết. Điều này giúp tạo nên sự thống nhất hành động và trách nhiệm chung của tồn khu vực, qua đó tạo niềm tin đối với các Đối tác và các tổ chức quốc tế trong nỗ lực tồn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Cam kết của các Đối tác hỗ trợ ASEAN tài chính, nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ… cũng giúp ASEAN nâng cao năng lực hơn nữa trong vấn đề này, trong bối cảnh Hiệp hội cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Những khó khăn về nguồn lực, sự chênh lệch về trình độ phát triển và năng lực thực thi các cam kết khu vực tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chung của ASEAN. Lợi ích riêng của từng nước, nếu khơng có sự song trùng với lợi

ích Hiệp hội, sẽ phần nào cản trở việc tiến mục tiêu chung xa hơn của Hiệp hội. Dù trước mắt hay lâu dài, ASEAN sẽ cần phải ln tiếp tục duy trì quan điểm chung về vấn đề này, tăng cường triển khai các biện pháp đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch, chương trình đã có, kết hợp với việc nâng cao nhận thức và hành động của người dân để tạo sự thống nhất cao trong tồn khu vực, đóng góp trách nhiệm vào nỗ lực chung toàn cầu.

Là thành viên trong ASEAN, đặc biệt là một trong những nước chịu nhiều thách thức, tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ phải ―t ch cực, chủ động, có trách nhiệm‖ hơn nữa trong ứng phó với vấn đề này. Song song với việc thực hiện các chương trình mục tiêu cấp quốc gia, Việt Nam cần tích cực tham gia hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác để tận dụng những điều kiện thuận lợi từ các khuôn khổ hợp tác này mang lại, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

KẾT LUẬN

Tình trạng biến đổi khí hậu với những tác động nghiêm trọng của nó đang được xem là một trong những thách thức lớn nhất trong sự phát triển tồn cầu thế kỷ XXI, thu hút khơng chỉ sự quan tâm của các nhà nghiên cứu mà cả những người hoạt động ngồi lĩnh vực mơi trường, không chỉ ở cấp quốc gia, chính phủ mà của mỗi cá nhân. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm riêng của một quốc gia nào, khu vực nào, muốn vượt qua những thách thức vấn đề này đặt ra địi hỏi nỗ lực của khơng chỉ một quốc gia đơn lẻ. Đó là câu chuyện của cả nhân loại.

Thực tế, biến đổi khí hậu gây ra các vấn đề an ninh phi truyền thống và đặc biệt có tác động khơng nhỏ tới khu vực ASEAN nói chung và từng nước ASEAN nói riêng. Các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới khu vực ASEAN là hiện hữu, và đang đặt ra nguy cơ đối với các cam kết xây dựng cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay và quá trình củng cố cộng đồng ASEAN sau đó.

Mặc dù ASEAN đã nhận thức đầy đủ các thách thức, nỗ lực xây dựng các cơ chế hợp tác, phối hợp để ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu gây ra, nhưng các cơ chế hiện nay đang được vận hành chưa mang lại hiệu quả cao, còn bị nhiều yếu tố chi phối (sự phát triển kinh tế không đồng đều, tác động từ biến đổi khí hậu ở mỗi nước thành viên khác nhau,..). Tuy vậy, phải ghi nhận một yếu tố đặc trưng của ASEAN là mỗi nước thành viên đều tích cực lồng ghép các kế hoạch cấp khu vực và các kế hoạch cấp quốc gia nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ, có hệ thống và đồng bộ trong tồn khu vực. Bên cạnh đó, ASEAN khơng chỉ thực hiện phối hợp hành động trong khối mà đã xây dựng được lịng tin với các đối tác thơng qua thực hiện hợp tác với các đối tác, tổ chức bên ngoài nhằm bảo đảm các nguồn lực cần thiết về tài chính,

khoa học kỹ thuật cho các cơ chế, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, bước đầu ASEAN đã từng bước tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả tài chính, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ từ các nước đối tác trong q trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về lâu dài, quá trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN địi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa từ mỗi nước thành viên. Trong tương lai, nếu khơng có các hành động thích hợp để chống lại sự nóng lên tồn cầu, nhiều khu vực đông dân ven biển ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bất lợi của khí hậu nóng lên thì những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội của từng nước và của cả khối sẽ cản trở tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN xanh, cũng như ảnh hưởng tới tính bền vững, ổn định của khu vực.

Do đó, liên kết chặt chẽ, chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu đặt ra đối với sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên là vấn đề bức thiết với ASEAN hiện nay. Đồng thời, một ASEAN đồn kết, có tiếng nói chung đóng góp vào nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế là sự góp phần khẳng định và nâng cao vai trị chung của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Việt Nam, một trong bốn nước ASEAN bị chịu tác động tiêu cực nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đã và đang thể hiện là một thành viên ―t ch cực, chủ động, có trách nhiệm‖ trong ASEAN trong q trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu với các nước thành viên khác trong khu vực. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20, Việt Nam đã thúc đẩy đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào các chương trình hợp tác liên ngành của ASEAN, đưa vấn đề hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam ln chú trọng lồng ghép các chương trình của ASEAN vào mục tiêu cấp quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó tận dụng được kinh nghiệm, nguồn lực của các quốc gia thành

viên ASEAN cũng như các đối tác với khu vực vào q trình ứng phó biến đổi khí hậu quốc gia. Mặc dù vậy, trước các tác động khôn lường ngày một gia tăng của biến đổi khí hậu trong tương lai, những nỗ lực hiện nay của Việt Nam trong ASEAN là chưa đủ. Việt Nam cần tích cực, chủ động tham gia hợp tác hơn nữa trong ASEAN và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các Đối tác để tận dụng những điều kiện thuận lợi từ các khuôn khổ hợp tác này mang lại, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)