Tác động tới sinh kế của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 39 - 41)

24 Trang Thông tin Điện tử Bảo vệ Môi trường MTX, Biến đổi khí hậu kích ngịi chiến tranh?,

1.2.1.2 Tác động tới sinh kế của người dân

Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế giới công bố vào tháng 6/2013 thì khả năng trái đất ấm lên trong hai thập kỷ tới đang làm trầm trọng hơn những thách thức mà Đông Nam Á đang phải nỗ lực vượt qua, và đe dọa đảo ngược những thành quả phát triển mà khu vực này đã rất khó khăn mới đạt được.

Tại khu vực Đơng Nam Á, sự suy thối và biến mất các rặng san hô sẽ làm suy giảm ngành du lịch, giảm trữ lượng cá, và làm cho các cộng đồng và thành phố vùng duyên hải càng dễ bị ảnh hưởng bởi các trận bão.

25IFAD (2007), Climate Change Impacts- South East Asia, IPCC 4th Assessment Report,

http://www.ifad.org/events/apr09/impact/se_asia.pdf

26ADB (2009), The Economics of Climate Change in Southeast Asia: A Regional Review,

Phân t ch những rủi ro thời tiết nguy hại nhất tại khu vực Đông Nam Á khi trái đất ấm lên thêm 2ºC, WB dự báo việc nước biển dâng cao thêm 50 cm vào những năm 2050 sẽ gây ra hậu quả tàn phá nặng nề hơn, làm cho những cánh đồng bị ngập lụt trong thời gian dài hơn, và những vùng châu thổ ngập nước với những cánh đồng và nguồn nước uống bị xâm mặn.

Ba vùng châu thổ sông Mekong, sông Irrawaddy và sông Chao Phraya — tất cả những diện t ch đất quan trọng nằm dưới 2m so với mực nước biển – đặc biệt bị nguy hiểm. Nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, và du lịch là những ngành dễ bị tác động nhiều nhất do biến đổi khí hậu ở những vùng đồng bằng này. Các thành phố vùng duyên hải, với sự tập trung dày đặc về mật độ dân số và tài sản vật chất, cũng đang bị đặt trước nguy cơ những cơn bão cường độ mạnh, nước biển dâng trong thời gian dài, và những trận bão ven biển bất ngờ. Thành phố Bangkok, Hồ Chí Minh, Jakarta, Manila, và Yangon là những thành phố được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.Hàng triệu người có thể sẽ phải rời bỏ nhà cửa và nhiều khoản chi ph khổng lồ bị tiêu tốn để bảo vệ các thành phố duyên hải. Tốc độ tăng trưởng cao của dân cư đô thị và GDP làm gia tăng những rủi ro tài ch nh trước các ảnh hưởng biến đổi kh hậu tại những khu vực này. Những người nghèo ở đô thị đặc biệt dễ bị tổn thương khi nhiệt độ và độ ẩm tăng quá cao. Năm 2005, 41% người dân thành thị Việt Nam và 44% của Philippines sống ở những vùng định cư tạm bợ. Lũ lụt kết hợp với nước biển dâng và các cơn bão ngày càng nhiều mang theo nhiều rủi ro to lớn cho các khu vực định cư tạm bợ, nơi thiếu các hệ thống thoát nước, và phá hủy các điều kiện nước sạch và vệ sinh, kèm với những mối đe dọa về sức khỏe.

Việc làm khu vực nông thôn và duyên hải bị đe dọa. Báo cáo củaWB dự đoán trữ lượng cá tại vùng biển Java và Vịnh Thái-lan sẽ bị ảnh hưởng do nhiệt độ nước biển tăng và mức oxy giảm, và trọng lượng cơ thể trung bình

của các lồi cá sẽ nhỏ đi rất nhiều vào năm 2050. Vùng đồng bằng sông Mekong, vốn là nơi sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam và đóng góp chủ yếu vào xuất khẩu gạo của quốc gia này, khi nước biển dâng lên 30 cmvào năm 2040, có thể gây thiệt hại khoảng 12% sản lượng gạo.

Các tác động quan sát đƣợc Quốc gia Các tác động dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)