13 Millenium Ecosystem Assessment (2005), SynthesisRepor t,
1.1.3.3 Tác động đến đời sống xã hộ
* Gia tăng sức ép lên vấn đề an ninh lương thực
Khoảng 3/4 số người nghèo trên thế giới sống tại các vùng nông thôn và hầu hết trong số họ sống phụ thuộc vào nông nghiệp hoặc các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, ngành vốn có liên quan trực tiếp đến diễn biến thời tiết.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới công bố ngày 23-11- 2014, biến đổi khí hậu có thể làm xói mòn các nỗ lực trong cuộc chiến chống lại đói nghèo trên toàn thế giới. Bản báo cáo chỉ rõ, nhiệt độ tăng cao có thể gây mất mùa và làm cạn kiệt các nguồn nước ở nhiều khu vực, đồng thời có thể kéo lùi các nỗ lực đưa người dân thoát khỏi đói nghèo. Và nếu không có hành động quyết liệt, mối quy cơ thực tế là mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể lên tới 4oC vào cuối thế kỷ 21 này.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn đến các nguồn nước, bởi vì nó làm thay đổi các hình thức mưa rào và độ ẩm của đất, làm tan chảy các sông băng và gây nhiều thảm họa như lũ lụt và hạn hán, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Bản báo cáo được Liên hợp quốc công bố ngày 12-3-2012 tại Diễn đàn Nước thế giới đã chỉ ra nhu cầu lương thực trên thế giới sẽ tăng khoảng 70% vào năm 2050, từ đó khối lượng nước sử dụng cho nông nghiệp sẽ tăng khoảng 19%. Toàn thế giới hiện đang sử dụng khoảng 70% nước ngọt vào các mục đ ch nông nghiệp.
Những thay đổi về lượng mưa và những sự kiện thời tiết khắc nghiệt gây ảnh hưởng không nhỏ tớisản lượng cây trồng ở nhiều vùng khác nhau. Theo
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ước tính sản lượng của những vụ mùa phụ thuộc vào lượng mưa tại một số nước châu Phi có thể giảm xuống 50% vào năm 2020 do tác độngcủa biến đổi khí hậu17.Nước biển dâng cao dẫn đến mất đi những vùng đất ven biển và nạn xâm thực của nước mặn, có thể làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Sự vôi hoá và san hô đổi màu trắng dường như sẽ làm giảm sản lượng cá. Sản lượng cây trồng sẽ giảm mạnh tại các vùng đồng bằng sông do ảnh hưởng của nước biển dâng và thiệt hại từ các cơn bão. Ngành nông nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn tại những vùng nhiệt đới, nơi thủy lợi trở nên đặc biệt khó khăn do cạn kiệt nguồn cung cấp nước, và sự xâm nhập mặn đất càng trầm trọng do tốc độ bay hơi nước nhanh hơn phục vụ cho tưới tiêu. Các nhà khoa học ước tính rằng nếu nhiệt độ tăng lên 1,8oC sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 10%18. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề này.
* Tiếp cận nguồn nước
Nước là phần không thể thiếu trong các hoạt động của con người. Tuy nhiên, 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở hai cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Trong khi đó, vào thời điểm hiện tại, hơn 80% lượng nước đã sử dụng trên thế giới không được thu gom và xử lý. Những rủi ro liên quan tới nước hiện chiếm tới 90% rủi ro tự nhiên và tần suất cũng như cường độ của nó ngày một tăng lên.
Biến đổi khí hậu gây nên áp lực ngày càng tăng đối với các nguồn cung cấp nước. Khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự
17United Nation’s International Panel on Climate Change (2007), 4th Assessment Report, Climate Change 2007, Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerability, Chapter 9.4.4 2007, Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerability, Chapter 9.4.4
18
tồn tại của con người trong tương lai. Nếu những thay đổi của nguồn nước ngọt quan trọng như lượng mưa, tuyết tan, và băng tan là yếu tố chính gây ra những áp lực về nguồn cung nước thì nguồn cung nước của thế giới thậm chí còn giảm mạnh hơn nữa. Các chuyên gia ước tính rằng nước ở các sông băng, nguồn cung nước chủ yếu cho 40% dân số thế giới, đã rút dần theo tốc độ ngày càng nhanh dưới tác động của biến đổi khí hậu19.
Theo Báo cáo được Liên hợp quốc công bố ngày 12/3/2012 tại Diễn đàn Nước thế giới, dự kiến 44 triệu người trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của các nguồn cung cấp nước vào năm 207020
.
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu Á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. Theo Báo cáo của Viện Phân tích Hải Quân Hoa Kỳ công bố năm 2007, vào khoảng năm 2050, vấn đề đối với Châu Á tuy nhiên không chỉ là khan hiếm nước, mà còn là quá nhiều nước. Từ nay đến năm 2050, băng tuyết tan chảy trên dãy Himalaya kèm theo là những đợt mưa lớn ở vùng phiá bắc Ấn Độ sẽ gây nên lũ lụt, đặc biệt là tại những nước bên triền phía tây Himalaya như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Pakistan. Theo dự báo đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến sự khan hiếm nước và lương thực.
* Tị nạn khí hậu
Dòng người di cư do biến đổi khí hậu từ khu vực này sang khu vực khác tạo nên làn sóng di cư và hiện tượng mới nổi này được gọi là ―những người tị nạn khí hậu‖. Những thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm tăng
19Rignot, Eric, Andres Rivera and Gino Casassa (2003), Contribution of the Patagonia Icefields of South America to Sea Level Rise, http://www.nasa.gov/pdf/121651main_Rignot_Patagonia.pdf America to Sea Level Rise, http://www.nasa.gov/pdf/121651main_Rignot_Patagonia.pdf
20World Water Assessment Programm (2012), United Nations World Development Report: Managing Water under Uncertainty and Risk,http://www.unwater.org/worldwaterday/romeevent.html. Water under Uncertainty and Risk,http://www.unwater.org/worldwaterday/romeevent.html.
nhanh số người tị nạn khí hậu trên toàn cầu. Năm 2010, có 38,3 triệu người trên thế giới buộc phải rời bỏ quê hương chủ yếu do bão lụt, trong đó 90% tị nạn khí hậu ngay trong nước. Liên Hiệp Quốc ước tính rằng đến năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do nước biển dâng, bão, lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn. Di cư kh hậu thường được diễn ra dưới ba hình thức sau:
- Di cư trong nội bộ quốc gia: Đây là hình thức mà người dân di cư từ bờ biển đến các thành phố, dân cư vùng duyên hải sẽ di cư tới vùng đồng bằng, miền núi, để tránh sự xâm lấn của nước biển vào khu vực sinh sống của mình.
- Di cư xuyên biên giới: Việc phá hủy môi trường là động lực chính của việc di cư qua biên giới quốc tế. Hình thức di cư này có thể dẫn đến xung đột và căng thẳng chính trị giữa hai nước. Ví dụ, lượng người di cư lớn từ Bangladesh tới Ấn Độ vào những năm 1950 đã ảnh hưởng đến cả kinh tế và bối cảnh chính trị trong khu vực của Ấn Độ dẫn đến bạo lực giữa người bản xứ và người di cư. Báo cáo của IPCC đã ước tính rằng khi mực nước biển tăng lên 1cm 45(17,7 inch) tăng, thì 10,9% diện tích của Bangladesh sẽ chìm dưới nước và sẽ đe dọa đến nơi sinh sống của 5,5 triệu người21
.
- Di cư giữa các khu vực lớn trên thế giới: Theo hình thức di cư này thì Châu Âu phải tiếp nhận một làn sóng di cư ồ ạt từ Bắc Phi và Trung Đông từ những năm 1960. Khi mực nước biển dâng lên 1-2 m (3,2 - 6,5 mét) cư dân của các quốc gia nằm trên các đảo thấp chẳng hạn như Maldives, Cộng hòa quần đảo Marshall, Tuvalu và Kiribati buộc phải sơ tán khỏi đất nước22.
* Gây mất ổn định chính trị
Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh toàn cầu. Kết quả thống kê của các tổ chức quốc tế cho biết, trong vài
21United Nation’s International Panel on Climate Change (2001), 3rd Assessment Report, Climate Change 2001, Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerability 2001, Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerability