Tác động tới tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 37 - 39)

24 Trang Thông tin Điện tử Bảo vệ Môi trường MTX, Biến đổi khí hậu kích ngịi chiến tranh?,

1.2.1.1 Tác động tới tự nhiên

Khu vực Đơng Nam Á được dự đốn sẽ đối mặt với nhiệt độ tăng mạnh trong tương lai gần với những đợt nóng cực điểm xảy ra hàng tháng. Nhiệt độ trái đất ấm lên dưới 2oC, những đợt nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60-70% tổng diện t ch đất đai vào mùa hè, và những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30-40oC sẽ bao trùm những vùng đất ở cực bắc trái đất vào mùa hè. Khi nhiệt độ tăng thêm 4oC, những tháng hè nóng cực đoan sẽ xuất hiện phổ biến, ảnh hưởng đến 90% diện t ch đất đai trong thời gian những tháng mùa hè tại khu vực bắc bán cầu.

Đối với các vùng duyên hải ở Đông Nam Á, dự đoán nước biển dâng vào cuối thế kỷ 21, so sánh với giai đoạn 1986-2005, sẽ cao hơn 10-15% so với

mức trung bình của thế giới. Những phân t ch về Manila, Jakarta, thành phố Hồ Ch Minh, và Bangkok cho thấy nước biển dâng tại các khu vực này sẽ vượt quá 50cm so với mức hiện nay vào năm 2060, và 100cm vào năm 2090.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến gia tăng các cơn bão nhiệt đới. Tốc độ và cường độ gió tối đa của các cơn bão nhiệt đới khi quét qua đất liền được dự đoán sẽ tăng lên mạnh tại Đông Nam Á; tuy nhiên, tổng số cơn bão đổ bộ vào đất liền có thể sẽ giảm mạnh. Tổn thất có thể sẽ vẫn tăng lên vì những ảnh hưởng lớn nhất gây ra bởi những cơn bão có cường độ mạnh. Mưa nhiều cực đoan liên quan đến bão nhiệt đới được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 30% đạt mức 50-80mm/h.

Về thiên tai, Đông Nam Á là một trong những vùng bị ảnh hưởng nhất. Trong số 3,886 thảm họa tồn cầu trong giai đoạn 1980-2012, 45% trong số đó xảy ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khiến nó trở thành khu vực có mức tăng lớn nhất về thảm họa trong thập kỷ qua.

Tình trạng xâm mặn nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra được dự đoán tại các vùng duyên hải các nước Indonesia, Philippines, Thái-lan và Việt Nam. V dụ, trường hợp khu vực sông Mahaka, Indonesia khi nước biển dâng thêm 100cm vào năm 2100, diện t ch đất bị xâm mặn có thể sẽ tăng 7-12% khi nhiệt độ tăng thêm 4o

C.

Thêm vào đó, bởi khu vực Đơng Nam Á bao gồm nhiều quần đảo nằm trong vành đai bão nhiệt đới và có mật độ dân số vùng duyên hải khá cao khiến q trình acid hóa đại dương đang tăng lên đến một nguy cơ cao (khả năng khoảng 50%) dẫn tới các rặng san hô sẽ bị tẩy trắng nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2030. Các dự đốn chỉ ra rằng tất cả các rặng san hơ ở khu vực Đơng Nam Á có thể sẽ trải qua những ảnh hưởng nghiêm trọng vào năm 2050. Trên thực tế, các đợt El Nino trong thời gian 1997-1998 đã gây ra tình

trạng tẩy trắng lan rộng ở các rạn san hô trong khu vực bao gồm Indonesia, Thái-lan, Campuchia và Malaysia25.

Biến đổi khí hậu cũng khiến thảm thực vật ở Đơng Nam Á bị ảnh hưởng tiêu cực. Báo cáo thứ tư của IPCC năm 2007 cho thấy có một số lượng lớn rừng nhiệt đới ở khu vực bị sâu hại do tác động ch nh từ sự ấm lên của thời tiết. Bên cạnh đó, sự thay đổi phân bổ quần xã sinh vật do mất những cánh rừng chất lượng cao được dự báo sẽ dẫn đến sự mất đa dạng sinh học. Một phần lớn các cánh rừng thường xanh nhiệt đới, rừng bán thay lá và rừng thay lá – tất cả có khả năng hấp thụ các bon tốt - được dự báo sẽ bị thay thế bởi đồng cỏ nhiệt đới và những vùng đất cây bụi chịu khô nhiệt đới – những loại đất khơng có hoặc có khả năng hấp thụ các bon thấp.

Còn theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố năm 2009, nhiệt độ trung bình trong khu vực Đơng Nam Á đã tăng từ 0,1 đến 0,3oC mỗi thập kỷ trong khoảng thời gian từ 1951 đến 2000; lượng mưa có xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ 1960 đến 2000; và mực nước biển tăng trung bình từ 1mm đến 3mm mỗi năm. Các khối kh nóng, hạn hán, lũ lụt, các cơn lốc nhiệt đới ngày càng mạnh và dữ dội26

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 37 - 39)