Adam Kamradt-Scott (2011), Changing perceptions of pandemic influenza and public health responses,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 44 - 48)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

30 Adam Kamradt-Scott (2011), Changing perceptions of pandemic influenza and public health responses,

trong ASEAN, nhưng mối đe dọa nguy cơ của biến đổi khí hậu lại có những ảnh hưởng xuyên biên giới31

.

Từ đó cho thấy, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ gây ra các tác động tiêu cực tới việc hoàn thành các mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và tiến trình củng cố, gia tăng kết nối Cộng đồng về sau. Do đó, hợp tác ứng phó vớibiến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nỗ lực chung xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, và bảo đảm cuộc sống an toàn bền vững của người dân trước thiên tai và biến đổi khí hậu.

Tiểu kết

Biến đổi khí hậu có thể được hiểu chung nhất là sự thay đổi của khí hậu toàn cầu do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trong quá trình sinh sống và phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu có phần do khách quan, song hiện nay, các nguyên nhân chủ quan đến từ con người đang ngày càng đẩy nhanh sự biến đổi của khí hậu toàn cầu và làm nghiêm trọng hơn các tác động của hiện tượng này. Những tác động đó hiện diện ở khắp mọi nơi và ở nhiều lĩnh vực, từ những tác động liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên (như sự tan băng ở hai cực Trái đất, nóng lên của nhiệt độ trái độ, mực nước biển dâng cao, sự xuất hiện của nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan…) đến những tác động đến con người và kinh tế-xã hội (như gia tăng sức ép lên vấn đề an ninh lương thực, thiếu hụt nguồn nước, di cư toàn cầu, bất ổn chính trị…). Ch nh vì thế, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một vấn đề toàn cầu bức thiết, gây ra nhiều hậu quả khôn lường và nghiêm trọng đối với đời sống và sự phát triển của nhân loại. Trong các khu vực chịu

31Yusuf, Arief Anshory and Herminia Francisco (2009), Climate Change Vulnerability Mapping for Southeast Asia, Swedish International Development Cooperation Agency, Southeast Asia, Swedish International Development Cooperation Agency,

http://www.aseanforestchm.org/document_center/knowledge_networks/arkn_fcc/climate_change/yusuf_fran cisco_2009_climate_change_vulnerability_mapping_for_southeast_asia.pdf?download=true

nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu, khu vực Đông Nam Á có mức độ tổn thương cao nhất do phần lớn dân số và các hoạt động kinh tế tập trung quanh các khu vực bờ biển, sống dựa phần lớn vào nông nghiệp, phụ thuộc lớn vào các nguồn tài nguyên và rừng, và mức độ nghèo đói vẫn còn cao. Là một tổ chức khu vực đang tiến tới thành lập Cộng đồng chung năm 2015, ASEAN cần nhận thực rõ tầm quan trọng của hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong khu vực và trên thế giới và cam kết hành động tập thể để hướng tới một cộng đồng bền vững và thịnh vượng.

CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN ĐẦU THẾ KỶ 21 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN ĐẦU THẾ KỶ 21

2.1 Quan điểm của ASEAN về biến đổi khí hậu

2.1.1 Quan điểm của ASEAN với vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu

Nhận thức được những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, ASEAN xem vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên cao trong ASEAN và trong hợp tác giữa ASEAN với các Đối tác đối thoại. Xuyên suốt qua nhiều năm, quan điểm của ASEAN được thể hiện rõ ràng trong các Tuyên bố, văn kiện từ các cấp Lãnh đạo các nước ASEAN đến cáccấp Bộ trưởng Môi trường, Ngoại giao, Kinh tế… và khẳng định trong các kế hoạch và chương trình hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan điểm đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh, từ nhận thức hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu và sự cấp thiết phải tăng cường hợp tác, đến việc đề ra các biện pháp phối hợp cụ thể trong ASEAN và tham gia đóng góp trách nhiệm trên toàn cầu đối với vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ tháng 11-2007 tại Singapore, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhìn nhận đầy đủ hơn mối đe dọa của biến đổi khí hậu và lần đầu tiên thông qua một Tuyên bố ASEAN về Môi trường bền vững trong đó đề cập rõ ràng đến biến đổi khí hậu. Nội dung Tuyên bố gồm 3 phần chính là Bảo vệ và quản lý môi tường; Bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và Ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong đó, Tuyên bố bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, như gây suy giảm đa dạng sinh học và các hậu quả nghiêm trọng về môi trường, xã hội, sức khỏe và kinh tế; ghi nhận tầm quan trọng của việc quản lý rừng bền vững trong ASEAN và tính cấp thiết phải giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu;

và đã khẳng định quyết tâm giải quyết hiệu quả vấn đề này thông qua việc đề 6 biện pháp cụ thể liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu32.

Đến năm 2009, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đã họp Hội nghị đặc biệt về biến đổi khí hậu tại Hua Hin, Thái-lan. Các Bộ trưởng đã thảo luận về tiến trình đàm phán theo Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và thống nhất quan điểm, đóng góp chung của ASEAN hướng tới bảo đảm một kết quả thành công tại Hội nghị ở Copenhagen năm 2009.

Cũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 15 (Thái-lan, 10/2009) các nhà Lãnh đạo đã ra Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu nhằm khẳng định lập trường chung về vấn đề này trước thềm diễn ra Hội nghịCOP15 tại Copenhagen, Đan Mạch (tháng 12/2009), cho rằng ―các bên cần bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ con người hiện tại và tương lai trên cơ sở công bằng và phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có t nh tới sự khác biệt về trách nhiệm và năng lực của các nước‖ và tái khẳng định rằng ―UNFCCC và Nghị định thư Kyoto cần tiếp tục là khuôn khổ cơ bản và văn kiện pháp lý để Cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu toàn cầu‖33.

Đáng chú ý, trong năm 2010, trên cơ sở sáng kiến đề xuất của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 đã thông qua Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN về Ứng phó với Biến đổi khí hậu, củng cố thêm quyết tâm của các nước ASEAN thông qua việc đề ra phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hợp tác để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, triển khai Sáng kiến Biến đổi khí hậu ASEAN, xây dựng kế hoạch chung và khẳng định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)