Sự kiện Formosa và sự cố môi trƣờng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Sự kiện Formosa và sự cố môi trƣờng biển

Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập năm 2006 với tổng diện tích gần 22.800 ha nằm trên 9 xã phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nó có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 28 tỷ USD (Giai đoạn 1 có mức đầu tư 10 tỷ USD), gồm một khu liên hợp gang thép có cơng suất 22,5 triệu tấn, một cảng nước sâu và các tổ hợp năng lượng nhiệt điện cung cấp điện năng cần thiết cho tồn bộ khu liên hợp. Có thể nói dự án này mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh, đối với cả Việt Nam và quốc tế Lào, Thái Lan, trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng.

Dự án có tổng mức quỹ đất và mặt nước tới 3300 ha, giấy phép cấp 70 năm, một biệt lệ vượt quá mức quy định của luật đất đai và tiền thuê đất trong cả vòng đời dự án chỉ vỏn vẹn 96 tỷ VND (1,37 tỷ/năm/3300 ha đất và mặt nước). Dù có nhiều quan ngại về mơi trường, nhưng ngành luyện thép trên thế giới là không thể thiếu được. Dù thị trường thép những năm gần đây gặp khó khăn, nhưng nếu nhìn vào tương lai thì Formosa Hà Tĩnh vẫn có một triển vọng rất sáng sủa. Dự án này sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và Việt Nam trong tương lai. Thế giới cũng đã phát triển nhiều công nghệ để giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án công nghiệp, gồm cả ngành thép, tất nhiên việc áp dụng các công nghệ này đều rất tốn tiền. Bản thân chủ đầu tư Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về chất thải. Tuy nhiên, việc cam kết là một chuyện, thực hiện dĩ nhiên lại là một chuyện hồn tồn khác biệt.

Formosa có tên chính thức là Cơng ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. Đây là nhà máy liên hợp sản xuất Gang thép từ nguyên liệu thô ban đầu là quặng sắt và than đá thành các sản phẩm gang thép thành phẩm cung cấp cho

thị trường thế giới. Dự án gồm 6 lị cao dung tích 4.350 m, cơng suất ước đạt 15 triệu tấn gang thành phẩm mỗi năm.

FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất xi măng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thơ nhẹ, và kinh doanh bất động sản.

Sự kiện Formosa

Hiện tượng cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là sự kiện Formosa. Đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Trên bờ biển Quảng Đơng, Vũng Chùa (Quảng Bình) có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng trị 30 tấn, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung.

Các cuộc điều tra sau đó cho thấy, nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này. Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.

Sự cố mơi trường khơng cịn là một thuật ngữ xa lạ với mọi người trong thời đại công nghệ số và truyền thông như hiện nay. Những sự cố môi trường luôn là một trong những tiêu điểm phản ánh của báo chí điển hình như: sự cố mơi trường do Vedan gây ra “bức tử” sông Thị Vải ở Đồng Nai, hay sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản năm 2011 …. Sự cố môi trường là những biến cố rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất sinh hoạt của xã hội loài người hoặc sự biến đổi bất thường xảy ra của thiên nhiên mà q trình đó đã làm suy thối mơi trường nghiêm trọng

Nguyên nhân gây ra sự cố mơi trường có thể là do thiên nhiên như: lốc, gió xốy, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất … cũng có thể là do hoạt động của con người; hoạt động sản xuất, hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố sập hầm mỏ hoặc những sự cố kỹ thuật khác gây tai nạn cho môi trường, đắm thuyền, tràn dầu … Và sự kiện Formosa là sự cố môi trường nghiêm trọng từ trước đến nay trên lãnh thổ Việt Nam.

Tác giả luận văn có thể tổng qt lại sự cố mơi trường formosa theo các mốc thời gian như sau:

Đầu tháng 4-2016, bắt đầu xảy ra hiện tượng cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, đặc biệt là khu vực Vũng Áng, gần nhà máy của Formosa, sau đó lan ra các tỉnh thành khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

Ngày 20-4, khu vực bãi biển Bình An (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) nhiều người dân đổ xô ra biển lượm cá chết dạt, trôi lềnh bềnh trên bờ biển. Hiện tượng cá chết lan ra Huế.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Công Tạc cho biết đến ngày 26-4, các kết quả phân tích cho thấy đã đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết các nhóm nguyên nhân tự nhiên từ địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh...

Ngày 1-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp vào Hà Tĩnh chỉ đạo phải tìm cho ra nguyên nhân cá chết.

“Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, khơng ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” - Thủ tướng chỉ đạo.

Ngày 9-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do cá chết bất thường.

Ngày 29-5, báo chí ghi nhận khơng chỉ khu vực miền Trung mà ngay tại TP.HCM, tiểu thương bán hải sản cũng bị vạ lây vì người dân thận trọng khi mua hải sản.

Ngày 2-6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa cơng bố vì chờ phản biện.

Ngày 13-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc ngày 20-7 và diễn ra trong khoảng chín ngày.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, bên cạnh một số nội dung cần báo cáo theo thơng lệ, đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về công tác bảo vệ mơi trường, trong đó có mơi trường biển sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

Ngày 30-6, Chính phủ tổ chức họp báo cơng bố ngun nhân cá chết là do nước thải từ Fomosa. Công ty Formosa đã thừa nhận, xin lỗi nhân dân Việt Nam và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)